Đậu
nành vốn là một loại thực phẩm phổ biến được sử dụng từ hàng trăm năm qua,
không những thế hạt đậu nành cũng có những thành phần dược chất rất tốt cho sức
khỏe. Thời gian gần đây, các loại sản phẩm từ mầm đậu nành bắt đầu được nhiều
người tiêu dùng quan tâm. Vậy hạt đậu nành như thế nào mới đủ tiêu chuẩn để chiết
xuất ra được các dược chất chăm sóc sức khỏe con người?
Nằm
biệt lập trên một bãi đất tự nhiên giữa con sông Đào (xã Thành Lợi - huyện Vụ Bản
- tỉnh Nam Định), hơn 3ha diện tích trồng đậu nành dược liệu của Bảo Xuân tránh
được những tác động tiêu cực của các vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh. Đây
cũng là vùng trồng đậu nành đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức Y tế thế giới chứng
nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược
liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới).
Những
cây đậu nành dược liệu ở đây được chăm sóc với quy trình khắt khe theo tiêu chuẩn
GACP – WHO: Khu vực trồng cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, đất, nước... được
kiểm nghiệm định kỳ, đảm bảo không bị tạp nhiễm; Khu nhân giống riêng, tránh
pha tạp, chọn hạt giống và cây trồng tốt trước khi gieo trồng; Không phun thuốc
trừ sâu ở giai đoạn cây lớn, không phun thuốc diệt cỏ...
Để
chuyển hóa từ một loại cây nông nghiệp truyền thống trở thành cây dược liệu đòi
hỏi những quy trình trồng trọt rất khắt khe như: Không được phép sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật và những người nông dân bắt buộc phải làm cỏ bằng tay.
Nói về quá trình chăm sóc cây đậu nành dược liệu, chị Lê Thị Minh – Xã Thành Lợi
– Huyện Vụ Bản – Nam Định cho biết: “Chúng tôi không hề dùng một loại thuốc bảo
vệ thực vật nào cả, nó sẽ nhiễm vào hoa trái, vào quả”.
Đậu
nành dược liệu hướng đi mới cho dược liệu sạch
Không
sử dụng thuốc trừ sâu nên các loại sâu ăn lá cũng phát triển rất mạnh, để đảm bảo
đủ chất dinh dưỡng cho quả thì tất cả các lá sâu cũng phải được người nông dân
hái bỏ bằng tay. Dù tốn nhiều thời gian, công sức nhưng đây là cách tốt nhất để
có được những hạt đậu nành đủ tiêu chuẩn dược liệu.
Anh
Vũ Văn Sự, nông dân của vùng trồng đậu nành tại xã Thành Lợi - huyện Vụ Bản -
Nam Định chia sẻ thêm: “Nếu không hái lá sâu thì quả sẽ không mẩy, hàm lượng hoạt
chất thu được sau khi chiết sẽ ít hơn. Trồng đậu nành để làm đậu phụ thì một
năm người ta trồng 3, 4 vụ. Còn trồng làm dược liệu thì chỉ được 2 vụ thôi còn
phải để cho đất nghỉ, nên giá thành đậu nành dược liệu cao hơn nhiều”.
Được trồng và chăm sóc theo những tiêu chuẩn
khắt khe của tổ chức y tế thế giới nên những hạt đậu nành này rất sạch và cho
hoạt chất cao. PGS.TS Đặng Trọng Lương - Phó Viện trưởng Viện Di truyền Nông
nghiệp cho biết: “Viện Di truyền Nông nghiệp đã nghiên cứu và phân tích hơn 10
giống đậu nành khác nhau. Giống đậu nành triển khai trồng tại Nam Định có hàm
lượng nội tiết tố thảo dược isoflavone cao hơn hẳn các giống khác”.
Sau
khi thu hoạch, bóc vỏ, những hạt đậu nành sẽ được đưa về nhà máy và chiết xuất
ra những thành phần dược tính tốt nhất để sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Với việc xây dựng thành công vùng trồng đậu nành đầu tiên đạt tiêu chuẩn
GACP-WHO, trong thời gian tới, một chuỗi các vùng trồng dược liệu sạch cũng sẽ
tiếp tục được phát triển tại nhiều địa phương trên cả nước. Vừa đem lại nguồn lợi
cho bà con nông dân, vừa gìn giữ , bảo tồn và cung cấp nguồn dược liệu sạch cho
người tiêu dùng./.
Tin
ảnh: Sưu tầm