Những
năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) áp dụng thành công mô
hình nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con tận dụng các chuồng
heo cũ, bỏ không hoặc đào ao đất lót bạt ở góc vườn để làm bồn nuôi lươn. Bình
quân mỗi lứa nuôi lươn không bùn, các hộ thu lời hàng chục triệu đồng.
Hiện
nay, nghề nuôi lươn không bùn an toàn sinh học trên bể lót bạt ở huyện Cái Bè
đã và đang phát triển rất mạnh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con
nông dân.
Mô
hình nuôi lươn không bùn an toàn sinh học phát triển mạnh tại Cái Bè.
Quy
trình nuôi lươn theo mô hình này không cần bùn, bể nuôi có diện tích từ 10 đến
30 m2, dưới đáy bể có ống thoát nước, trên có gắn đường nước vào, để thuận lợi
cho việc thay nước. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng chuồng nuôi heo không sử dụng,
hoặc ao đất lót bạt một góc vườn để nuôi lươn.
Mô
hình nuôi lươn này rất dễ thực hiện, giúp nâng cao thu nhập cho người nuôi.
Theo
đánh giá của bà con nông dân, mô hình rất dễ thực hiện với quy mô hộ gia đình,
không cần diện tích đất nhiều, vật liệu làm ao nuôi đơn giản, giá thành thấp,
thời gian chăm sóc lươn không nhiều, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn giá rẻ
như cá vụn, ốc bươu vàng… Tuy nhiên, hiện giá lươn giống khá cao, gây khó khăn
cho người nuôi.
Trong
thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện Cái Bè sẽ đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật giúp
bà con nông dân phát triển và nhân rộng mô hình nuôi lươn không bùn an toàn
sinh học trên bể lót bạc, nâng cao thu nhập cho người nuôi.
Tin
ảnh: Sưu tầm