Định Quán - Xã Phú Ngọc : noi-dung-tin Định Quán - Xã Phú Ngọc
Chào mừng quý vị đến với Website xã Phú Ngọc huyện Định Quán
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Điều tra, khám sàng lọc bệnh trầm cảm năm 2020 tại xã Phú Ngọc Cập nhật16-11-2020 06:22
Thực hiện kế hoạch 206/KH-KSBT ngày 15/9/2020 về kế hoạch điều tra, khám sàng lọc bệnh trầm cảm năm 2020 của trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai.

Sáng ngày 11/11/2020 Trung tâm y tế huyện Định Quán phối hợp với đoàn bác sĩ bệnh viện tâm thần trung ương II cùng đoàn bác sĩ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai về khám sàng lọc bệnh trầm cảm năm 2020 tại trạm y tế xã Phú Ngọc. Qua đó nhằm phát hiện bệnh nhân Trầm cảm trong cộng đồng.


Kết quả điều tra:

Tổng số bệnh nhân được làm bảng phỏng vấn: 175 bệnh nhân

Trong đó: số bệnh nhân trầm cảm: 7 bệnh nhân

Số bệnh nhân tâm thần phân liệt: 5 bệnh nhân

Số bệnh nhân động kinh: 9 bệnh nhân

Bệnh khác: 154 bệnh nhân

Số bệnh nhân mới được lập hồ sơ bệnh án là: 15 bệnh nhân ( trầm cảm: 7 bệnh nhân ; tâm thần phân liệt: 4 bệnh nhân  ; động kinh: 4 bệnh nhân).

Trầm cảm là một trong những rối loạn về sức khỏe tâm thần có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.


Theo bác sĩ Nguyễn Thị Dung - chuyên khoa 1 bệnh viện TTTW II cho biết bệnh: "Trầm cảm là một chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, chịu nhiều tác động từ môi trường sống, điều kiện làm việc và yếu tố tâm lý. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, đa phần số người đến bệnh viện điều trị thường có các nguyên nhân, như: bị sang chấn tâm lý bởi một cú sốc nào đó trong cuộc sống hoặc do làm việc, sống trong một môi trường áp lực kéo dài quá sức chịu đựng; bất thường trong nội tiết, thay đổi hormone và có yếu tố di truyền".

Trầm cảm là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, ở cả nam lẫn nữ nhưng tỷ lệ nữ mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp 2 lần. Khi mới mắc bệnh, bệnh nhân có những biểu hiện, như: buồn rầu, chán nản, u uất thường kéo dài hơn 2 tuần, hàng tháng hoặc hàng năm; bệnh nhân thường than phiền mệt mỏi không rõ nguyên nhân; người bệnh mất hứng thú với các hoạt động trong đời sống; giảm sút sự tập trung và chú ý. Đến giai đoạn nặng hơn, người mắc bệnh trầm cảm hay bị hoang tưởng, luôn có suy nghĩ bị tội hoặc không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan, có ý tưởng hoặc hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát...

Cũng theo bác sĩ Dung, trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nặng nhưng không phải không có phương pháp chữa trị. Đặc biệt, bệnh trầm cảm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ được chữa khỏi hoàn toàn trong khoảng thời gian dùng thuốc ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, hiện nay, nhận thức sai lầm cùng với sự kỳ thị của cộng đồng, sự lạnh nhạt của người thân đã vô tình làm cho người mắc bệnh trầm cảm không được phát hiện và điều trị đúng cách.


Để điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả, trước tiên gia đình, người thân cần phối hợp với bác sĩ để tìm hiểu và loại bỏ nguyên nhân gây thất vọng và trạng thái tâm lý cho bệnh nhân. Đồng thời, khuyên nhủ người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ. Bên cạnh đó, gia đình cần thường xuyên quan tâm, chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh để họ bớt cảm thấy cô đơn.

Để phòng tránh bệnh trầm cảm, mỗi người cần phải có lối sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực, không làm việc quá sức, không quá tham vọng, biết chấp nhận thức tế, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày. Trong cuộc sống nên loại bỏ những mối quan tâm không cần thiết với bản thân, tạo thêm niềm vui mỗi ngày từ những việc xung quanh mình. Đồng thời, cần trang bị những kiến thức cơ bản về trầm cảm để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân trong gia đình được tốt hơn.

Tin, hình:Nam Trịnh.

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.