Hiện nay, cây điều đang trong thời kỳ
rụng lá, ra hoa và chuẩn bị đậu trái, đây là giai đoạn cây rất mẫn cảm với điều
kiện thời tiết cũng như các đối tượng dịch hại, để có những biện pháp xử lý kịp
thời, đảm bảo một mùa vụ thắng lợi,
Trên
nhiều vườn điều bị khô đọt, cháy lá do khi phát đọt non bị các đối tượng sâu bệnh
gây hại, chủ yếu như: Bọ đục chồi (hay còn gọi là bọ vòi voi), Sâu đục lá, rệp
sáp, các đối tượng trên tấn công vào đọt non làm đọt non bị héo đen, tạo vết
thương là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công như nấm gây bệnh
thán thư, nấm gây bệnh khô cành.
Phân bón cho điều:
Cây điều tuy dễ trồng nhưng nếu không
bón phân thì năng suất thu hoạch không đáng kể, cây nhanh già cỗi, kiệt sức.
Năng suất hạt điều phụ thuộc rất lớn vào lượng phân bón cho cây. Cây điều cần
ba loại phân bón chủ yếu là đạm, lân, kali; bên cạnh đó các loại phân bón trung
lượng và vi lượng tuy lượng không nhiều nhưng không thể thiếu trong đời sống
cây tùy theo tính chất đất thực tế mà ta cần bổ sung cho phù hợp
Cách bón:
Khi vườn điều chưa khép tán nên bón
phân theo hình vành khăn: đào rãnh sâu 10 – 15 cm quanh mép tán sau đó rãi đều
phân và lấp lại tránh để phân bị rữa trôi hoặc bốc hơi.
Đối với những vùng đất dốc thì đầu
mùa mưa bón trên phần đất cao và cuối mùa mưa bón đều xung quanh tán.
Khi vườn cây đã khép tán nên đào
rãnh giữa hai hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân. Nên bón thêm phân chuồng khoảng
10 – 20 kg/cây/năm hoặc 5 – 10 kg phân hữu cơ vi sinh. ở những vùng đất nghèo
dinh dưỡng có thể tăng lượng phân bón lên gấp đôi.
Nếu không đủ công thì có thể cuốc quanh
gốc theo hình chiếu của tán cây 5 - 6 lỗ, sâu 5 - 10 cm rồi bón phân vào lỗ và
lấp đất lại. Đất bằng hay đất dốc thì cách bón vẫn như nhau.
Bón phân xong gặp mưa thì tốt, nếu không thì cố gắng tưới nước
1 - 2 lần cho phân tan.
Kỹ thuật chăm sóc cây điều niên vụ 2020
Tháng 11 + 12:
Dọn vệ sinh vườn: Dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vào thời điểm cây
ra hoa và sắp thu hoạch. Vào thời điểm cây ra hoa cũng là lúc bọ xít muỗi và
nhiều loài sâu, bệnh khác gây hại nặng nhiều khi làm thất thu cả vụ điều. Chú ý
phát quang các bụi cỏ trong vườn, Gom cỏ rác, cành bị sâu bệnh, lá rụng đốt hun
khói. Theo kinh nghiệm dân gian việc hun khói có tác dụng xua đuổi bọc xít muỗi,
giúp cây tăng cường đậu trái.
Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cỏ, rác
và làm bằng phẳng bề mặt để thu hoạch trái chín rụng xuống.
Chăm sóc giai đoạn ra hoa, đậu trái: Thời điểm này sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa
sinh trưởng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát
triển, giúp cây ra hoa đậu quả tốt từ đó nâng cao năng suất và chất lượng hạt
điều. Khi sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý về chủng
loại, liều lượng, thời gian, số lần áp dụng. Bo và Zn là hai vi lượng cần thiết
cho cây điều ở thời kỳ ra hoa đậu quả, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng
của nhà sản xuất. Sử dụng
- Xử lý ra hoa tăng cường đậu trái: khi cành cây
điều ra 2 -3 lá non để chuẩn bị ra hoa thì Phun Bortrac, có thể cộng thêm thuốc
trị bọ xít muỗi và thuốc bệnh thán thư.
- Nuôi trái: khi trên 80% trái đã to bằng đầu đũa ăn thì phun
hợp trí HK 7-5-44 + TE (500g +500 g)/phuy 200 lít, phun 2 lần cách nhau 15 ngày
(có thể cộng thêm thuốc trị bọ xít muỗi và thuốc bệnh thán thư)
Tin ảnh
Hà My