Sau khi thu hoạch bà con
nên cắt tỉa bỏ những cành già cỗi, bị sâu bệnh hại, dọn dẹp
sạch sẽ vườn tiêu, tạo độ thông thoáng cho vườn tiêu, hạn
chế sâu bệnh hại và tạo điều kiện thuận lợi cho hồ
tiêu phân hóa mầm hoa.
Điều cốt
lõi để giúp cây hồ tiêu phân hóa mầm hoa, tạo tiền đề giúp ra hoa
đồng loạt chính là xiết nước (một số nơi gọi là hãm nước).
Trong khoảng thời gian xiết (hãm) nước là ngừng không tưới
nước. Thời gian
xiết(hãm) nước tùy thuộc vào thực trạng sinh trưởng và phát
triển của tiêu (tùy vào cây tiêu sung hay suy mà thời gian hãm nước có
thể từ 30 đến 45 ngày). Bà con nên để ý chăm sóc từ vụ
trước, đối với những cây tiêu bị suy thì phải
cần chăm sóc đặc biệt bổ sung cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
giúp cây bắt kịp với những cây bình thường, đảm bảo cây
tiêu sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, năng suất cao
và ổn định, bền vững qua các năm tránh hiện tượng năm được năm
mất mùa, giúp hoa ra đồng loạt .
1/ Che
bóng cho tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,… che tủ tránh
nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng. Có thể che bằng tấm liếp hoặc
dàn che.
2/ Trồng dặm: sau trồng 3 tuần,
cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và trồng dặm kịp thời để cây kịp sinh
trưởng đồng đều với những cây trồng trước.
3/ Làm cỏ xới xáo: làm cỏ sạch
quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, xới cách gốc 50
– 60 cm. Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm
nhập vào làm chết tiêu.,,
4/ Xén tỉa tạo hình:
- Sau khi tiêu lên cao, cần
dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào cây nọc. Tráng dùng các loại dây chuối,
dây rừng,… vì các dây này dễ bị mục làm cho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị
mầm bệnh tấn công.
- Tiêu leo lên cao 60 – 80 cm
mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây.
- Sử dụng cành vượt các cấp làm
bộ khung thân chính đều đặn quanh nọc.
- Trong các năm 1 – 2 có thể có
một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tập trung dinh dưỡng cho bộ khung chính
sinh trưởng mạnh.
Kỹ thuật chăm sóc tiêu ra hoa đồng loạt và năng suất cao
5/ Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng
bằng các loại rơm rạ, cỏ khô,… Đề phòng mối và cháy. Tủ cách gốc 10 – 20 cm.
6/ Tưới nước và chống úng cho
tiêu:
Trong mùa nắng cần tưới nước
thường xuyên (không thừa nước), kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ
ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh, việc tưới nước cho tiêu có khác hơn.
Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch, chỉ tưới cho tiêu khi thấy thật cần
thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được mùa khô hạn để bước vào mùa mưa. Nếu
tưới nước quá nhiều, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển, các chùm quả phát
sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm sản lượng và gây trở ngại cho việc
chăm sóc, thu hoạch.
- Cần đánh rãnh nước giữa 2
hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm
đảm bảo cho vườn tiêu tồn tại lâu dài.
7/ Xén tỉa cây nọc sống:
- Cần xén tỉa cây nọc sống 2 –
3 lần trong mùa mưa để cây tiêu có đủ ánh sáng.
- Trong mùa khô không nên xén
tỉa, kết hợp với biện pháp tủ gốc tích cực có thể tiết kiệm được lượng nước
tưới quan trọng.
Tin ảnh
Hà My