Tân Phú - Xã Phú Lộc : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Địa phương Tân Phú - Xã Phú Lộc
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh hồ tiêu theo hướng VietGAP nhằm phòng bệnh chết nhanh, chết chậm góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững và xây dựng nhãn hiệu hồ tiêu tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Cập nhật24-04-2020 06:58
1. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh hồ tiêu theo hướng VietGAP nhằm phòng bệnh chết nhanh, chết chậm góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững và xây dựng nhãn hiệu hồ tiêu tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Nguyễn Minh Đức

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Vũ Thị Hà

Cá nhân tham gia: KS. Nguyễn Minh Đức, KS. Vũ Thị Hà, ThS. Mai Văn Trị, KS. Phạm Thị Hương, KS. Trần Thị Vân, KS. Lìu Vĩnh Hưng, KS. Đỗ Văn Thịnh, KS. Lê Thị Huyền.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên hồ tiêu nhằm giảm thiệt hại do dịch bệnh, phát triển sản xuất tiêu bền vững và thực hành nông nghiệp tốt theo VietG.A.P góp phần xây dựng nông thôn mới và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho hạt tiêu ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

5. Kết quả thực hiện:

Dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh hồ tiêu theo hƣớng VietGAP nhằm phòng bệnh chết nhanh, chết chậm góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững và xây dựng nhãn hiệu hồ tiêu tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai” đã thực hiện tất cả các nội dung, đảm bảo đúng tiến độ và đạt mục tiêu đề ra, cụ thể là:

- Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng:

+ Đã có 01 báo cáo kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng sản xuất hồ tiêu tại Tân Phú. Đánh giá đƣợc những thuận lợi khó khăn và đƣa ra giải pháp khắc phục.

+ Đã có 01 báo thực nghiệm trồng giống hồ tiêu ghép với gốc ghép có tính chống chịu tốt với bệnh chết nhanh với diện tích 0,1 ha ở 1 hộ thuộc xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Sau 26 tháng trồng cây hồ tiêu ghép sinh trƣởng và phát triển tốt

+ Đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sử dụng phân hữu cơ và nấm đối kháng (Trichoderma spp.) phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm với diện tích 1,0 ha ở 2 hộ thuộc xã Phú Xuân và xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tỷ lệ bệnh chết nhanh ở lô mô hình giảm 41,60 – 54,48%, tỷ lệ bệnh chết chậm giảm 36,01 – 45,41%, năng suất tăng 30,52 – 32,95%, hiệu quả kinh tế tăng 60,08 – 62,00% so với đối chứng.

+ Đã chuyển giao TBKT xây dựng mô hình trồng xen cây muồng sục sạc nhằm hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm trên vƣờn hồ tiêu với diện tích 1,0 ha ở 2 hộ thuộc xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tỷ lệ bệnh chết nhanh, chết chậm ở lô mô hình giảm từ 51,43 – 55,17%, năng suất tăng 18,18 – 20,00% và hiệu quả kinh tế tăng 36,48 – 42,12% so với đối chứng.

+ Đã chuyển giao TBKT xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây hồ tiêu theo hƣớng canh tác bền vững và đạt chứng nhận Global G.A.P với diện tích 3 ha ở 3 hộ thuộc xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, năng suất tăng 21,80 – 36,28% và hiệu quả kinh tế tăng 36,52 - 74,03% so với đối chứng.

- Về công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật: Đã tập huấn đƣợc 200 nhà vƣờn về sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn G.A.P, về các biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu và đã tổ chức 2 cuộc hội thảo đầu bờ (80 lƣợt ngƣời), giúp nhà vƣờn nắm vững quy trình kỹ thuật, áp dụng tốt trong sản xuất hồ tiêu.

- Phƣơng pháp tổ chức quản lý chỉ đạo: Trong quá trình thực hiện Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú, Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ đã tổ chức và phối hợp tốt với cơ quan chủ quản Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện và chính quyền địa phƣơng xã Phú Xuân và xã Phú Lộc nhằm triển khai tốt các nhiệm vụ cũng như tháo gỡ các khó khăn vƣớng mắc, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo quy mô so với mục tiêu đề ra trong thuyết minh và hợp đồng của dự án.

- Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án: Tổng kinh phí thực hiện dự án nguồn ngân sách Khoa học 2.517,700 triệu đồng (trong đó ngân sách dùng cho quản lý 30.450 triệu đồng; kinh phí dùng cho cơ quan chủ trì thực hiện là 2.487,250 triệu đồng). Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Phú và Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ đã nhận đƣợc kinh phí từ ngân sách Khoa học 2.449,752 triệu đồng. Đến thời điểm báo cáo, Trung tâm đã sử dụng kinh phí từ ngân sách hỗ trợ là 2.257,200 triệu đồng. Việc sử dụng kinh phí ngân sách hỗ trợ đƣợc thực hiện đúng nguyên tắc chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc, phù hợp với dự toán và các nội dung trong dự án và không vi phạm nguyên tắc tài chính.

- Khả năng duy trì và nhân rộng dự án: Dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng cho nhà vƣờn trồng hồ tiêu và đã lan tỏa đƣợc nhiều ngƣời dân muốn tham gia mô hình đồng thời theo định hƣớng phát triển hồ tiêu theo hƣớng Global G.A.P của huyện Tân Phú chắc chắn mô hình này sẽ đƣợc nhân rộng.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 03/2015 đến tháng 3/2019

7. Kinh phí thực hiện: 2.593.952.000đồng​

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.