Hiện nay, việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đang được thực hiện theo Nghị định số 56 của Chính phủ về đánh giá và phân loại CBCCVC. Nghị định quy định rõ các tiêu chí để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ, công chức); hoàn thành nhiệm vụ (đối với viên chức); Không hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2018, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định số 132-QĐ/TW về “Kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị”.
Hội nghị đã đánh giá chỉ ra nhứng thiếu sót của từng cá nhân tập thể
Theo qui định, việc đánh giá công chức, viên chức hiện dựa trên 6 nội dung cơ bản, bao gồm: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần, trách nhiệm trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân. Với những nhận xét khách quan, các cán bộ, công chứng đã đưa ra nhận xét đánh giá đới với từng cán bộ, chỉ ra những ưu, nhược điểm hạn chế của từng người và cần khắc phục trong thời gian tới. Qua nhận xét đánh giá, tất cả các cán bộ, công chức UBND xã đều được biểu quyết đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không có cán bộ công chức nào bị đánh giá yếu kém.
Toàn cảnh hội nghị
Qua quá trình đánh giá, phân loại CBCCVC cần tiếp tục mở rộng dân chủ, tự phê bình và phê bình; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan. Đặc biệt, cần coi trọng việc lấy ý kiến rộng rãi, đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong đánh giá CBCCVC. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức; qua đánh giá CBCC nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.