Nhơn Trạch - Xã Long Thọ : Tin nước ngoài Nhơn Trạch - Xã Long Thọ
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
​Vật liệu polyme mới giúp ngăn ngừa vết nứt xuất hiện trong pin lithium theo thời gian Cập nhật13-04-2021 11:17
Bằng cách hoán đổi vật liệu thông thường bằng loại vật liệu thử nghiệm, các nhà khoa học vẫn liên tục tạo ra những tiến bộ thú vị về hiệu suất pin lithium và một nhóm ở Nhật Bản vừa mới công bố nghiên cứu về một loại pin đặc biệt hứa hẹn. Thiết kế mới của nhóm đã chứng minh khả năng lưu trữ điện tích hiệu quả hơn nhiều so với các thiết kế ngày nay, một bước đột phá có thể dẫn tới các loại pin giúp vận hành ô tô điện và smartphone lâu hơn nhiều mà không bị chai pin.


Pin sạc có thể được chế tạo để có tuổi thọ dài hơn so với hiện tại nhờ một vật liệu kết dính mới do các nhà khoa học Nhật Bản mới khám phá ra (Ảnh: monticello/Depositphotos)

Nếu bạn đã dùng một chiếc smartphone được vài năm và nhận thấy cần phải cắm sạc thường xuyên hơn trước thì có lẽ bạn đã không còn xa lạ với quá trình chai pin. Có nhiều bộ phận chuyển động bên trong một viên pin góp phần vào sự suy giảm hiệu suất này nhưng nghiên cứu được thực hiện tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến của Nhật Bản tập trung vào một bộ phận đặc biệt được gọi là chất kết dính.

Vật liệu này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ anốt than chì của pin, gắn kết các hạt của điện cực lại với nhau và giữ cho điện cực tiếp xúc với bộ gom dòng. Chất kết dính cho pin lithium hiện nay được làm từ poly(vinylidene fluoride) hay viết tắt là PVDF nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang theo đuổi các giải pháp thay thế và mới phát hiện ra thứ mà họ tin là giải pháp vượt trội hơn nhiều.

Chất kết dính mới được làm từ chất đồng trùng hợp gọi là bis-imino-acenaphthenequinone-paraphenylene (BP), được đưa vào thử nghiệm như một phần của các mẫu pin nửa cell thử nghiệm, bảo vệ anốt và kết dính với bộ gom dòng. Khi tiến hành thử nghiệm, nhóm đã quan sát thấy nhiều mức tăng hiệu suất đáng kể, đáng chú ý nhất là khả năng duy trì dung lượng của pin qua nhiều chu kỳ sạc.

“Trong khi một nửa cell sử dụng PVDF làm chất kết dính chỉ còn 65% dung lượng ban đầu sau khoảng 500 chu kỳ nạp-xả thì nửa cell còn lại sử dụng đồng trùng hợp BP làm chất kết dính cho thấy khả năng duy trì 95% dung lượng sau hơn 1.700 chu kỳ ”, người đầu nghiên cứu, Giáo sư Noriyoshi Matsumi chia sẻ.

Theo nhóm nghiên cứu, đây là kết quả của sự ổn định cơ học và gắn kết tốt hơn giữa anốt và bộ gom dòng. Vật liệu BP cũng dẫn điện tốt hơn và mỏng hơn so với PVDF được sử dụng ngày nay và không phản ứng dễ dàng với chất điện phân, góp phần kéo dài tuổi thọ. Hình ảnh hiển vi của chất kết dính cho thấy chỉ có các vết nứt nhỏ sau 1.700 chu kỳ nạp trái với hình ảnh các vết nứt lớn trên chất kết dính PVDF chỉ sau 500 chu kỳ.

Vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi chúng ta có thể chứng kiến thiết kế mới được đưa vào các thiết bị điện tử nhưng nhóm nghiên cứu mường tượng một ngày nào đó nó sẽ phục vụ nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm smartphone, ô tô điện và nội tạng nhân tạo.

“Hiện thực hóa các mẫu pin bền bỉ sẽ giúp phát triển các sản phẩm đáng tin cậy hơn để sử dụng lâu dài. Điều này sẽ khích lệ người tiêu dùng mua các tài sản dựa vào pin đắt tiền hơn như xe điện, vốn có thể sử dụng được trong nhiều năm”, Matsumi cho biết.

LH (Viện KH&CN Nhật Bản) 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.