Nhơn Trạch - Xã Long Thọ : Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Nhơn Trạch - Xã Long Thọ
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Nghiên cứu xử lý rác thải nhựa làm nguyên liệu phối trộn bê tông trong xây dựng thân thiện với môi trường. Cập nhật28-10-2021 09:39
1. Nghiên cứu xử lý rác thải nhựa làm nguyên liệu phối trộn bê tông trong xây dựng thân thiện với môi trường.

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC)

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Vũ Thành Nam

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: Phùng Chí Sỹ

4. Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:

Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nhựa (PP, PS) và ước tính tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Nghiên cứu chế tạo chất thải nhựa làm nguyên liệu phối trộn bê tông trong xây dựng thân thiện với môi trường

Nội dung nghiên cứu chính:

- Xây dựng thuyết minh chi tiết đề tài

- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng phát sinh rác thải nhựa PES/PA, PS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Phân loại và sơ chế các loại nhựa xốp (PS) và nhựa sợi (PES/PA) trong rác thải

- Nghiên cứu chế tạo và khảo sát đo đạc tính năng của sản phẩm nghiên cứu (bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi)

- Đánh giá xu thế sử dụng bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi thay thế cho bê tông truyền thống

- Tiến hành thực nghiệm bê tông nhựa thải thực tế tại địa phương, cụ thể là huyện Xuân Lộc.

- Hội thảo phổ biến kết quả đề tài

- Viết báo cáo tổng hợp đề tài

5. Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật và công nghệ (mã số …)

6. Phương pháp nghiên cứu:

(1). Các phương pháp chung:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài tiến hành sưu tập và nghiên cứu một khối lượng lớn các tài liệu, tư liệu, sách báo khoa học về sử dụng các loại nhựa phế thải trong sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất bê tông nhẹ, bê tông cốt nhựa nói riêng.

- Phương pháp kế thừa: Đó là việc khái quát hoá, tổng hợp hoá các công trình nghiên cứu, các mô hình tái chế nhựa mà các nhà khoa học đã nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Các kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trong thời gian qua sẽ được kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài này.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế để thu thập thông tin: Việc khảo sát thực tế các đối tượng phát sinh rác thải nhựa, các cơ sở thu mua, tái chế, xử lý và tiêu hủy nhựa.

- Phương pháp thống kê nhằm thu thập và xử lý các số liệu về hoạt động phát sinh rác thải nhựa và quản lý rác thải nhựa. Phương pháp này rất hữu ích trong việc phân tích tổng hợp các tài liệu, số lượng, thành phần, hiên trạng, … một cách đầy đủ, không bị thiếu sót.

- Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh: Các số liệu, thông tin sơ cấp và thứ cấp sẽ được thống kê bằng MS Word và Excel và trình bày ở dạng bảng, biểu và sơ đồ. Từ các thông tin này, việc so sánh lượng phát thải nhựa giữa các hoạt động sẽ được phân tích nhằm hình thành các giải pháp chính sách và công nghệ cho định hướng giảm phát thải nhựa trong tương lai;

- Phương pháp đánh giá nhanh: Căn cứ vào số liệu điều tra thực tế, nguồn số liệu thu thập được từ các sở, ban ngành, huyện thị có thể ước tính được hệ số phát thải nhựa, từ đó đánh giá được tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia để thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung nội dung báo cáo cho phù hợp, đạt mức độ khoa học cao, thông qua các hội thảo khoa học.

(2). Phương pháp thử nghiệm:

1). Làm sạch nhựa xốp phế thải (PS), nhựa tổng hợp phế thải (PES/PA):

- Vật tư, thiết bị sử dụng:  Chất tẩy rửa, nước, điện, máy ly tâm.

- Kết quả đạt được: Sạch dầu mỡ và các chất bẩn khác, hàm lượng ẩm < 0,5%

2). Chế tạo các hạt xốp có kích thước theo yêu cầu từ loại xốp nhựa thải đã làm sạch:

- Vật tư, thiết bị sử dụng:  Điện, máy băm, máy tuyển phân loại kích thước hạt

- Kết quả đạt được: chế tạo được kích thước hạt xốp nhựa từ 2 đến 20 mm

3). Chế tạo sợi tổng hợp có kích thước theo yêu cầu từ loại vải, sợi phế thải đã làm sạch:

- Vật tư, thiết bị sử dụng:  Điện, máy xé đánh tơi sợi, máy tuyển phân loại kích thước hạt

- Kết quả đạt được: chế tạo được kích thước sợi có đường kính từ 0,02 đến 0,05 mm; chiều dài sợi từ 5 đến 30 mm

4). Nghiên cứu tỷ lệ thành phần tối ưu cùa chất kết dính, nước, xốp nhựa, phụ gia và điều kiện gia công để bê tông nhẹ có tính năng tốt nhất:

- Vật tư, thiết bị sử dụng: Xi măng PC40,  Xốp phế thải (PS), chấ́t tăng độ nhớt, một số phụ gia hóa chất khác, máy trộn, khuôn tạo mẫu, điện, nước....

-  Kết quả đạt được: Chế tạo thử nghiệm với loại xốp (PS) và phụ gia khác nhau để tìm ra tỷ lệ thành phần tối ưu. Bê tông xốp nhựa tứ rác thải dự kiến phải đạt một số chỉ tiêu kỹ thuật chính sau: Tỷ trọng: 400-1.600 kg/ m3, Cường độ chịu nén: 5-40 kg/cm2, Cường độ chịu uốn: 2-8 kg/cm2, Hệ số cách nhiệt: 5-10 W/m0C, Cách âm: 3 Db cho chiều dày 10 cm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình làm sạch xốp nhựa đến chất lượng bê tông nhẹ. Chế tạo khoảng 72 mẫu để thử nghiệm.

- Nghiên cứu chế tạo phụ gia (Chất liên diện) phù hợp với xốp nhựa PS nhằm cải thiện tính năng bê tông nhẹ. Chế tạo khoảng 30 mẫu để thử nghiệm.

- Nghiên cứu tỷ lệ thành phần tối ưu của nước, xốp nhựa (PS), phụ gia và điều kiện gia công để bê tông nhẹ có tính năng tốt nhất, nghiên cứu này dựa trên cơ sở Mac bê tông 200. Chế tạo khoảng 120 mẫu để thử nghiệm.

5). Nghiên cứu tỷ lệ thành phần tối ưu cùa chất kết dính, nước, sợi tổng hợp, phụ gia và điều kiện gia công để bê tông cốt sợi có tính năng tốt nhất:

- Vật tư, thiết bị sử dụng: Xi măng PC40, Sợi nhựa PES/PA, chất giảm sức căng bề mặt sợi – bê tông, một số phụ gia hóa chất khác, máy trộn, khuôn tạo mẫu, điện, nước....

- Kết quả đạt được: Chế tạo thử nghiệm với loại sợi tổng hợp (PES/PA) và phụ gia khác nhau để tìm ra tỷ lệ thành phần tối ưu. Bê tông cốt sợi tổng hợp tứ rác thải dự kiến phải có một số chỉ tieu kỹ thuật chính sau: Tỷ trọng: 2.200-2.300 kg/ m3, Cường độ chịu nén: 200-300 kg/cm2, Cường độ chịu uốn: 20-40 kg/cm2, Cường độ chịu kéo 30-50 kg/cm2.

- Nghiên cứu đề xuất công nghệ làm sạch các loại vải, sợi tổng hợp (PES/PA) từ rác thải. Chế tạo khoảng 144 mẫu để thử nghiệm.

- Nghiên cứu chế tạo phụ gia (Chất liên diện) phù hợp với sợi tổng hợp PES/PA nhằm cải thiện tính năng bê tông cốt sợi. Chế tạo khoảng 60 mẫu để thử nghiệm.

- Nghiên cứu tỷ lệ thành phần tối ưu của nước, sợi tổng hợp, phụ gia và điều kiện gia công để bê tông cốt sợi có tính năng tốt nhất, nghiên cứu này dựa trên cơ sở Mac bê tông 200. Chế tạo khoảng 240 mẫu để thử nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình làm sạch sợi tổng hợp đến chất lượng bê tông cốt sợi. Chế tạo khoảng 60 mẫu để thử nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước sợi tổng hợp (Đường kính, chiều dài sợi) đến chất lượng bê tông cốt sợi : Chế tạo khoảng 60 mẫu để thử nghiệm.

6). Phân tích làm rõ được tính chất của nhựa xốp (PS) phục vụ cho sản xuất bê tông nhẹ: Tạp chất, độ thấm nước, độ kéo đứt. Chế tạo khoảng 33 mẫu để thử nghiệm.

7). Phân tích làm rõ được tính chất của sợ nhựa (PES/PA) phục vụ cho sản xuất bê tông cốt sợi: Tạp chất, độ kéo đứt, độ thấm nước. Chế tạo khoảng 66 mẫu để thử nghiệm.

8). Nghiên cứu chế tạo phụ gia (Chất liên diện)  phù hợp (Với toại xốp nhựa PS) nhằm cải thiện tính năng bê tông nhẹ. Chế tạo khoảng 30 mẫu để thử nghiệm.

9). Nghiên cứu chế tạo phụ gia (Chất liên diện)  phù hợp (Với tloại sợi tổng hợp PES/PA) nhằm cải thiện tính năng bê tông cốt sợi. Chế tạo khoảng 60 mẫu để thử nghiệm.

10). Thiết lập đơn pha chế tối ưu và quy trình công nghệ chế tạo bê tông nhẹ từ xốp nhựa thải: Chế tạo khoảng 30 mẫu để kiểm định tính ổn định của quy trình.

11). Thiết lập đơn pha chế tối ưu và quy trình công nghệ chế tạo bê tông cốt sợi tổng hợp từ rác thải nhựa: Chế tạo khoảng 60 mẫu để kiểm định tính ổn định của quy trình.

        Định mức các nguyên liệu, vật liệu, hóa chất cho mỗi thì nghiệm dựa vào dung dích thiết bị trộn 5 lít

(3). Các phương pháp đo đạc tính năng cơ lý của nhựa và các mẫu bê tông nhẹ và bê tông cốt nhựa:

Chế tạo mẫu, đo đạc trong phòng thử nghiệm, đối chứng với các sản phẩm hiện có trên thị trường và các tiêu chuẩn kỹ thuật bê tông của Việt Nam hoặc khu vực hoặc thế giới. Một số chỉ tiêu đặc trưng như độ hút nước của bê tông được xác định theo TCVN 3113:1993; diện tích chịu nén, tải trọng phá hủy, cường độ chịu nén của bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi được xác định theo TCVN 3118:1993. Các thông số đánh giá vật liệu sẽ được thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam hay các tiêu chuẩn ngành do Bộ Xây dựng ban hành, bao gồm:

- Yêu cầu kỹ thuật: TCVN 9029: 2017; TCVN 316: 2004; TCVN 7959: 2011.

- Xác định khối lượng riêng: ASTMC 1185.

- Xác định giới hạn bền uốn và nén: TCVN 6016: 2011.

- Độ trương nở khi ngâm trong nước 24 giờ: JIS A 5420.

- Hệ số dẫn nhiệt K: ASTM C117.

- Xác định độ cách âm STC: BS 2750.

- Xác định khả năng chống cháy: BS 476.

- Một số quy chuẩn ngành khác.

(4).Các phương pháp đo đạc tạp chất trong nhựa phế thải:

Các tạp chất ô nhiễm trong nhựa phế thải sẽ được phân tích theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9239:2012 về Chất thải rắn - Quy trình chiết độc tính. Các phương pháp phân tích tạp chất nguy hại còn được nêu trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (QCVN 07:2009/BTNMT, QCVN 50:2012/BTNMT).

7. Kết quả dự kiến:

- Sản phẩm Dạng I:

+ 04 mẫu phiếu điều tra: doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

+ Quy trình chế tạo nguyên liệu hạt xốp và sợi tổng hợp từ rác thải để sản xuất bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi

+ Thiết lập đơn pha chế và quy trình công nghệ chế tạo bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi từ rác thải

+ Chế tạo thành công bê tông nhựa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc khu vực hoặc thế giới

+ Sản phẩm ứng dụng thực nghiệm: Trải bê tông nhựa tái chế (bê tông cốt sợi) cho một đoạn đường khoảng 200 m2 (L=100m, B=2m, H=20cm) được thực hiện tại Ấp 1 xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc.

- Sản phẩm Dạng II:

+ Thuyết minh chi tiết được duyệt

 + Báo cáo Hội đồng KH&CN tư vấn tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt)

+ Báo cáo kết quả điều tra và bộ số liệu điều tra về phát thải nhựa.

+ Báo cáo hiện trạng phát sinh, quản lý tái chế CTR chất thải nhựa

+ Báo cáo đánh giá được xu thế sử dụng bê tông nhựa thải thay thế cho bê tông thông thường

- Sản phẩm Dạng III:

+ Báo cáo kết quả Hội thảo khoa học

+ 02 bài báo khoa học liên quan đến kết quả nghiên cứu của đề tài.

+ 02 Thạc sỹ thuộc chuyên ngành Công nghệ, kỹ thuật môi trường.

- Sản phẩm khác:

+ Đĩa CD chứa toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

8. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 18 tháng (từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 04 năm 2022)

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.