Nhơn Trạch - Xã Hiệp Phước : Quá trình xây dựng nông thôn mới Nhơn Trạch - Xã Hiệp Phước
Tìm kiếm:
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Cao Bằng: Xã anh hùng xây dựng nông thôn mới từ Nghị quyết ‘3 nhiều’ Cập nhật19-10-2021 10:09
Xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) đang từng bước vươn lên, bộ mặt NTM đổi thay rõ rệt, khẳng định bản sắc riêng của xã anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

Xóa nghèo từ Nghị quyết “3 nhiều”

Trước những năm 2000, Phúc Sen là một xã còn nhiều khó khăn của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Địa hình của xã cơ bản là đồi núi, đất canh tác ít lại thiếu nước sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm hơn 40%. Nhiều hộ đông nhân khẩu nhưng diện tích đất canh tác ít dẫn đến cảnh đói nghèo quanh năm.

Nhiệm kỳ 2001 - 2005 của Đảng bộ xã Phúc Sen, Nghị quyết “3 nhiều” được đưa vào triển khai sâu rộng để thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo. Nghị quyết "3 nhiều" gồm: trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề.

Để thực hiện Nghị quyết, các Chi bộ đảng trong Đảng bộ xã Phúc Sen triển khai Nghị quyết đến từng xóm, từng hộ dân. Nghị quyết “3 nhiều” như ngọn đuốc soi đường, chỉ lối thoát nghèo, được người dân trong xã ủng hộ nhiệt tình.

xã Phúc Sen đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền, đặc biệt là tăng cường tuyên truyền, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, gia đình, các tổ hợp kinh tế hoạt động và phát triển.

Chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động, giúp đỡ, tuyên truyền người dân trồng nhiều cây, thâm canh, tăng vụ; chăn nuôi nhiều con; làm nhiều nghề để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, gỡ khó cho thực tế ít đất canh tác nông nghiệp ở địa phương.

204.cao-bang-1.jpg
Đường làng, ngõ xóm ở xã Phúc Sen được bê tông hóa sạch đẹp giúp người dân thuận lợi đi lại, giao lưu buôn bán. Ảnh: Công Hải.

Từ hiệu quả của Nghị quyết “3 nhiều”, cuối nhiệm kỳ 2000 - 2005, xã Phúc Sen giảm 30% hộ nghèo. Các nhiệm kỳ Đảng bộ tiếp theo của xã, Nghị quyết “3 nhiều” vẫn luôn là nền tảng vững chắc để triển khai mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Xã duy trì nghề rèn truyền thống. Cả xã có gần 150 lò rèn với khoảng 200 hộ làm rèn, trên 500 thợ rèn lành nghề. Mỗi thợ rèn thu nhập trung bình 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Với giá bán trung bình từ vài chục nghìn đồng đến hơn 200 nghìn đồng/sản phẩm, mỗi năm người dân ở Phúc Sen làm ra hàng vạn sản phẩm với giá trị khoảng 30 tỷ đồng.

Gần 50 hộ làm hương, 35 hộ duy trì làm giấy bản ở xóm Đoàn Kết, Dìa Trên, Quốc Dân cho thu nhập trung bình 40 - 70 triệu đồng/hộ/năm. Ngoài ra còn hàng chục cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Người dân đã tích cực thâm canh cây trồng, trồng 2 - 3 vụ/năm. Hết mùa lúa, người dân tiếp tục cày ải để trồng hoa màu như khoai lang, củ cải, rau màu… trở thành thương hiệu nông sản của xã Phúc Sen và dần khẳng định giá trị trên thị trường.

204.cao-bang-2.jpg
Nghề rèn đem lại thu nhập ổn định cho người dân xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa. Ảnh: Công Hải.

Nhờ Nghị quyết “3 nhiều”, nhiều năm qua trong xã xuất hiện nhiều hộ dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, có thu nhập trung bình từ vài chục triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 36 triệu đồng/người/năm. Một số hộ dân đã kết nối với nhau để thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất vật liệu xây dựng, làm rèn, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Ông Nông Văn Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã rèn Minh Tuấn chia sẻ: Gia đình tôi đã có truyền thống 4 đời làm nghề rèn. Đến năm 2008, khi đã vững tay nghề, tôi quyết định mở lò rèn riêng. Hợp tác xã hiện có 7 xã viên, mỗi năm, các xã viên có thu nhập ổn định từ 60 - 100 triệu đồng/người.

Phấn đấu về đích nông thôn mới

Tháng 3/2020, sau khi sáp nhập toàn bộ xã Quốc Dân và xã Phúc Sen thành xã Phúc Sen hiện nay, xã hiện có 11 xóm, hơn 1.000 hộ dân, trong đó có 111 hộ nghèo, chiếm 11%.

Từ năm 2020 đến nay, xã huy động các nguồn lực hơn 6,3 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 1 tỷ đồng, hiến 2.650 m2 đất; góp trên 200 m3 vật liệu, trên 13.500 công lao động làm các công trình giao thông, phúc lợi. Đến hết năm 2020, xã hoàn thành 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

204.cao-bang-3.jpg
Người dân di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Ảnh: Công Hải.

Toàn xã nhựa hóa, bê tông hóa 17,5/19 km đường trục xã, đạt 92%; cứng hóa 26 km đường trục xòa; bê tông hóa 25 km đường ngõ xóm; cứng hóa 10,5 km đường nội đồng. Hiện nay còn 7 km mặt đường trục xã rộng 1,5 - 2 m cần cải tạo, sửa chữa để nâng cấp mặt đường lên 3 m. Đường ngõ xóm chủ yếu rộng 1,5 - 2 m, cần cải tạo sửa chữa.

100% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện. Xã không có nhà tạm, nhà dột nát, 80% hộ có nhà ở đạt chuẩn. Xã có 3 hợp tác xã hoạt động, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

Trên 99% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo đạt tiêu chuẩn về môi trường; chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư  tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom theo quy định. 70% hộ có nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 61% hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường.

Với mục tiêu quyết tâm về đích nông thôn mới trong năm 2021, xã phát huy nội lực, tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, tập trung nguồn lực hoàn thành 5 tiêu chí còn lại gồm: quy hoạch, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin truyền thông.

204.cao-bang-4.jpg
Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Công Hải.

Ông Đàm Đình Đạo, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa cho biết: Người dân Phúc Sen những năm qua tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thi đua lao động, sản xuất, duy trì phát triển các nghề truyền thống như: rèn, giấy bản, làm hương, góp phần tạo sinh kế, tăng thu nhập cho nhân dân.

Nhờ đó, kinh tế - xã hội ở xã từng bước phát triển. Từ một xã có thu nhập thấp, hộ nghèo cao, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết “ba nhiều”, xã vươn lên trở thành xã có điều kiện kinh tế - xã hội khá phát triển, thu nhập bình quân hàng nằm trong nhóm đầu của huyện.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền xã đến xóm và sự đồng lòng của từng người dân, hy vọng rằng xã Phúc Sen sẽ hoàn thành mục tiêu về đích Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2021, ông Đạo cho biết thêm.

Theo Công Hải (nongnghiep.vn)

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.