Nhơn Trạch - Xã Hiệp Phước : Nội dung - Nông thôn mới Nhơn Trạch - Xã Hiệp Phước
Tìm kiếm:
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường Cập nhật14-12-2021 10:27
Năm 2021, Đồng Nai tiếp tục triển khai và tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời đã cơ bản kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải từ các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn. Mạng lưới quan trắc được hoàn thiện. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra.
 

​Người dân ra quân dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải
Theo kết quả quan trắc các thành phần môi trường, năm 2021, chất lượng môi trường đất, nước dưới đất và trầm tích chưa có dấu hiệu ô nhiễm, trong giới hạn quy chuẩn môi trường cho phép. Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu sử dụng nguồn nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số vị trí sông suối tiếp nhận nước thải đô thị chưa được xử lý, chất lượng nước chưa được cải thiện; chất lượng nước dưới đất có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ một số vị trí khu vực xã Phước Thái tại một vài thời điểm quan trắc. Chất lượng không khí có chuyển biến rất tích cực, đặc biệt là các tháng giãn cách xã hội.
Về thu gom và xử lý chất thải, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương triển khai các giải pháp quyết liệt trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt phải giảm tỷ lệ chôn lấp không quá 15%. Năm 2021, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân phát sinh là 1.854 tấn/ngày; khối lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt khoảng 1.703 tấn/ngày được đưa về các khu xử lý chất thải để xử lý. Chất thải công nghiệp thông thường có khối lượng phát sinh 1.291 tấn/ngày; khối lượng thu gom, xử lý đạt 100%. Theo thống kê, chất thải nguy hại phát sinh khoảng 501 tấn/ngày và tỷ lệ thu gom xử lý đạt 100%. Khối lượng chất thải y tế nguy hại khoảng 2,6 tấn/ngày, chất thải y tế thông thường khoảng 11,3 tấn/ngày và tỷ lệ thu gom, xử lý đều đạt 100%.
Ngoài ra còn một số chất thải phát sinh trong một số hoạt động đang được triển khai thu gom, vận chuyển xử lý theo quy định khác về bảo vệ môi trường như: bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt từ hộ gia đình; chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cơ sở sản xuất.
Khu xử lý nước thải tại các khu công nghiệp
Về tình hình phát sinh nước thải: nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh khoảng trên 254 ngàn m3/ngày, hiện chỉ có hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1A, công suất 3.000 m3/ngày đang hoạt động. Hiện nay, tổng lượng nước thải phát sinh tại 31 khu công nghiệp và 27 cụm công nghiệp đang hoạt động khoảng trên 128 ngàn m3/ngày, trong đó nước thải đấu nối xử lý về hệ thống xử lý nước thải tập trung là 99.821 m3/ngày, lượng nước của 28 doanh nghiệp được cấp phép xả thải khoảng 28 ngàn m3/ngày, lượng nước còn lại chưa đấu nối, xử lý khoảng 31 m3/ngày. Nước thải y tế trong hoạt động khám chữa bệnh phát sinh hơn 2.600 m3/ngày. Chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 phát sinh gần 12 ngàn tấn, trong đó chất thải lây nhiễm là 3.160 tấn đã được đốt tiêu hủy và chất thải sinh hoạt khu/vùng cách ly hơn 8.500 tấn được chôn lấp khử trùng an toàn.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Hiện đã có 192,749 hộ dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn với lượng chất thải được phân loại là 594 tấn/ngày.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại như: tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn tỉnh chậm so với kế hoạch dẫn đến gia tăng áp lực về ô nhiễm tiếp nhận nước thải tại các sông, suối. Ý thức, hành động của người dân đối với việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa cao. Các địa phương chưa triển khai đồng bộ, chuẩn hóa trang thiết bị, phương tiện, hạ tầng kỹ thuật trong quá trình lưu giữ, chuyển giao, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Hầu hết các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, do vậy nguồn vốn để thực hiện dự án không đủ để triển khai đầu tư xây dựng đầy đủ hạ tầng cụm công nghiệp, nhất là chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp để thu gom xử lý nước thải của các cơ sở đang hoạt động trong cụm công nghiệp trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Năm 2022, UBND tỉnh sẽ tập trung triển khai xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, phân công triển khai thực hiện hiệu quả, tập trung các giải pháp thực hiện khắc phục một số tốn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường trong năm 2021. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp góp phần nâng cao công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh như: tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý môi trường; thực hiện liên tục và thường xuyên công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải…
P.Nga

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.