Mô hình nuôi chim cút tuy không mới mẻ nhưng số hộ chăn
nuôi loại động vật này để lấy sản phẩm thịt và trứng trên địa bàn xã Đông Hòa
còn khá ít. Trong năm 2019, do tình hình dịch bệnh dịch tả châu phi lan lây làm
thiệt hại kinh tế nặng nề cho bà con nông dân nói chung và nông dân trên địa
bàn xã Đông Hòa nói riêng nên trong năm 2020 một số hộ chăn nuôi chưa dám đầu
tư tái đàn heo. Trước tính hình trên khoảng hơn 10 hộ nuôi heo đã chuyển đổi mô
hình sang nuôi chim cút thương phẩm và nuôi lấy trứng bước đầu mang lại hiệu
quả tương đối cao.
Chúng tôi có dịp ghé thăm trang trại cút của ông Huỳnh
Văn Liễu, sinh năm 1965, tại ấp Hòa Bình xã Đông Hòa, ông Huỳnh Văn Liễu cho
biết: “Gia đình ông bắt đầu chuyển đổi mô hình chăn nuôi từ nuôi heo sang nuôi
chim cút lấy trứng từ đầu tháng 7 đến nay, diện tích chuồng trại khoảng 200m2
với số lượng đàn cút 20.000 con. Hàng ngày đàn cút của gia đình ông sinh sản
khoảng được từ 15000 đến 17000 trứng, với giá trứng cút hiện nay giao động từ
28.000 đồng – 32.000 đồng/ 100 trứng – thu nhập hàng ngày của gia đình ông đạt
khoảng trên 5 triệu đồng trừ đi chi phí chăn nuôi, thức ăn, điện nước mỗi ngày
gia đình ông lãi khoảng 1,5 triệu đồng. Thời gian nuôi cút lấy trứng khoảng từ
4 tháng đến 4,5 tháng, tổng lợi nhuận sau 01 đợt nuôi đạt khoảng 180 triệu
đồng.”
Với mô hình nuôi chim cút như trường hợp hộ ông Huỳnh Văn
Liễu, chúng tôi đánh giá đây là một trong những mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả
kinh tế cao cần được nhân rộng vì địa bàn xã Đông Hòa phần lớn diện tích là đất
nông nghiệp (khoảng 80%) nên rất phù hợp cho việc đầu tư phát triển ngày chăn
nuôi trong thời gain tới.