2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông phố
3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lê Minh Công
Đồng chủ nhiệm: Đại tá, CN. Nguyễn Thọ Hải
Cá nhân tham gia:
STT
|
Họ và tên
|
Học vị
|
Vai trò trong đề tài
|
Đơn vị công tác
|
1
|
Nguyễn Công
Bình
|
CN
|
Thư ký đề tài
|
Trung tâm Tâm
lý học ứng dụng Hoàng Đức
|
2
|
Phạm Thanh
Bình
|
Tiến sĩ
|
Thành viên
|
Trường Đại
học KHXH & NV
|
3
|
Đỗ Thị Thanh
Tâm
|
Thạc sĩ
|
Thành viên
|
Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Đồng Nai
|
4
|
Phạm Văn
Thanh
|
Tiến sĩ
|
Thành viên
|
Trường Đại
học Đồng Nai
|
5
|
Nguyễn Thành
Công
|
Ths
|
Thành viên
|
Trường giáo
dưỡng số 4
|
6
|
Bùi Ngọc Diễm
|
Ths
|
Thành viên
|
Trung tâm tâm
lý học ứng dụng Hoàng Đức
|
7
|
Trịnh Hoàng
Diễm Phúc
|
CN
|
Thành viên
|
Trung tâm tâm
lý học ứng dụng Hoàng Đức
|
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Xây
dựng phòng tâm lý học đường tại các trường phổ thông trên địa bàn TP Biên Hoà,
tỉnh Đồng Nai.
2.2.
Mục tiêu cụ thể:
-
Nghiên cứu cơ sở lý luận của phòng tâm lý học đường tại các trường phổ thông.
- Thử
nghiệm mô hình hoạt động phòng tâm lý học đường tại các trường phổ thông trên địa
bàn TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
- Đề xuất các
giải pháp để triển khai mở rộng phòng tâm lý học đường tại các trường phổ thông
trên địa bàn TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
5. Kết quả thực hiện:
1)
KKTL của HS phổ thông hiện nay là có thực. HS ngày nay có nhu cầu được tham vấn
TLHĐ về rất nhiều nội dung khác nhau liên quan đến những khó khăn trong học tập,
trong giao tiếp, trong quan hệ với bạn bè, trong tình cảm, tình yê, giáo dục kỹ
năng sống….Do vậy, mô hình hoạt động của phòng TLHĐ trong nhà trường phổ thông
ra đời có ý nghĩa quan trọng, góp phần trợ giúp HS giải quyết được những khó
khăn tâm lí, mang lại đời sống tinh thần lành mạnh cho các em.
2) Về
mặt lí luận, đề tài đã làm rõ các vấn đề: a) Tìm hiểu về mô hình TLHHĐ trên thế
giới và trong nước, đặc biệt là mô hình TLHHĐ tiêu biểu do Hiệp hội quốc gia
các nhà TLH đường Hoa kỳ (NASP) xây dựng năm 2010; b) Làm rõ các khái niệm liên
quan đến mô hình hoạt động của phòng TLHĐ như nội dung, phương pháp, công cụ hoạt
động của phòng TLHĐ (kế hoạch hoạt động, chương trình, nhật ký, các biên bản, mẫu
đăng kí...) và công cụ trợ giúp tâm lí và tham vấn tâm lí với tư vấn tâm lí và
trị liệu tâm lí…
3) Về mặt thực tiễn, đề tài đã: a) Triển khai thực
nghiệm mô hình phòng TLHĐ tại 4 trường phổ thông trên địa bàn tỉnh TP Biên Hoà,
Đồng Nai (có sản phẩm kèm theo như nhật ký hoạt động của phòng, biên bản tiến
hành các ca tham vấn cá nhân, chương trình hoạt động, đánh giá kết quả hoạt
động của các chuyên đề phòng ngừa, sàng lọc…) và tổng kết kết quả sau 1 năm
hoạt động của phòng; b) Tiến hành nghiên cứu đánh giá từ phía HS,GV, CBQL, cha
mẹ HS, chuyên viên TLHĐ về những hiểu biết của họ về mô hình, hoạt động của
phòng TLHĐ; về hiệu quả hoạt động của phòng trong thời gian qua; về mong muốn
duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình phòng trong thời gian tới và kiểm
nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp để duy trì và phát
triển phòng. Kết quả khẳng định: HS, GV, CBQL, cham mẹ HS và chuyên viên TLHĐ
đều thấy đây là một mô hình cần thiết, tổ chức hoạt động bài bản và mang lại
hiệu quả tương đối cao trong việc trợ giúp HS, GV và các lực lượng khác trong
nhà trường và rất cần thiết phải duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình này
trong các trường phổ thông tại Đồng Nai nói riêng và cả nước nói
6. Thời gian
bắt đầu và kết thúc: từ tháng 3/2018
đến tháng 3/2020
7. Kinh phí
thực hiện: 226.905.000 đồng (Hai trăm
hai mươi sáu triệu chín trăm linh năm nghìn đồng). Trong đó:
+ Từ ngân sách
nhà nước: 113.452.000 đồng (Một trăm mười ba triệu bốn trăm năm mươi hai nghìn
năm trăm đồng
+ Từ nguồn tự
có của tổ chức: 113.452.500 đồng (Một trăm mười ba triệu bốn trăm năm mươi hai
nghìn năm trăm đồng.