2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Nông nghiệp bền vững
3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- Chủ nhiệm nhiệm vụ : KS.
Lê Thị
Chung
STT
|
Họ và tên
|
Chức danh
|
Giới tính
|
1
|
Trần Thị Liên
|
KS
|
Nữ
|
2
|
Bùi Xuân Khôi
|
TS
|
Nam
|
3
|
Vũ Mạnh Hà
|
ThS
|
Nam
|
4
|
Phạm Thị Xuân
Diệu
|
KS
|
Nữ
|
5
|
Nguyễn Đăng Khoa
|
KS
|
Nam
|
6
|
Hoàng Văn Hiệu
|
KS
|
Nam
|
7
|
Lê Thị Vân
|
KS
|
Nữ
|
8
|
Nguyễn Thanh
Thịnh
|
ThS
|
Nam
|
9
|
Âu Thị Ngọc Ánh
|
ThS
|
Nữ
|
10
|
Lê Thị Ánh
|
KS
|
Nữ
|
11
|
Trần Thị Thảo Như
|
KS
|
Nữ
|
12
|
Lê Văn Thành
|
CN
|
Nam
|
13
|
Trịnh Việt Nga
|
TS
|
Nữ
|
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ đất trồng mía
kém hiệu quả bằng việc trồng mới dừa xiêm và mãng cầu xiêm ở xã Phước Khánh,
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía,
tình trạng đất canh tác ở xã Phước Khánh, nhu cầu của các nhà vườn trong việc
chuyển đổi giống cây trồng. Phân tích khó khăn và thuận lợi từ đó đề ra các
giải pháp thực hiện.
- Mô hình trồng mới cây mãng cầu xiêm và dừa
sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, cho trái ở năm thứ 3, đảm
bảo an toàn sản phẩm và được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
- Mô hình sản xuất dừa giai đoạn kinh doanh:
Năng suất tăng 15%, hiệu quả kinh tế hơn cao 10% đối chứng, cao hơn 100% so với
trồng mía, đảm bảo an toàn sản phẩm, được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
- Chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng và
chăm sóc mãng cầu xiêm và dừa xiêm cho nhà vườn thông qua tập huấn, đào tạo kỹ
thuật viên, hội thảo.
5. Kết quả thực hiện:
- Dự án “Xây dựng
mô hình chuyển đổi cây mía kém hiệu quả sang thâm canh một số loại cây ăn trái
có hiệu quả kinh tế ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” đã thực
hiện:
+ Đã xây dựng 01
báo cáo đánh giá được thực trạng đã điều tra và đề xuất giải pháp chuyển đổi
bền vững từ đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm và dừa ở xã Phước Khánh.
+ Mô hình mãng cầu
xiêm trồng mới đạt chứng nhận VietGAP: Quy mô: 3ha. Các cây sinh trưởng phát
triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại quan trọng, cây cho đã cho trái ở năm thứ 3.
+ Mô hình dừa
trồng mới đạt chứng nhận VietGAP: Quy mô: 2,7 ha. Các cây sinh trưởng phát
triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại quan trọng, cây cho đã cho trái ở năm thứ 3.
+ Mô hình dừa giai
đoạn kinh doanh đạt chứng nhận VietGAP: Quy mô: 5ha. Các cây sinh trưởng phát
triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại quan trọng, năng suất ở lô mô hình cao hơn
> 20,5%, hiệu quả kinh tế > 43,8% so với lô đối chứng, cao hơn 650,2% so
với trồng mía.
+ Đã đào tạo 15 kỹ
thuật viên làm nòng cốt nắm bắt kiến thức làm chủ quy trình sản xuất mãng cầu
xiêm và dừa theo tiêu chuẩn VietGAP và chủ động tổ chức sản xuất. Đạt 100% so
với hợp đồng.
+ 80 lượt nhà vườn
được tập huấn nắm vững quy trình kỹ thuật, có thể áp dụng tốt trong sản xuất
mãng cầu xiêm và dừa.
+ 80 lượt nhà vườn
tham dự hội thảo đầu bờ và kết hợp trao giấy chứng nhận
VietGAP.
+ Hoàn Thiện “Sổ
tay qui trình sản xuất mãng cầu xiêm và dừa theo tiêu chuẩn VietGAP cho xã
Phước Khánh
6. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 04/2017 đến 06/2020
7. Kinh phí thực hiện: 2.408.567.000 đồng
- Kinh phí hỗ trợ từ NSNN (NS SNKHCN tỉnh) : 675.764.000 đồng
- Kinh phí hỗ trợ từ NSNN (NS huyện) : 675.764.000 đồng
- Nguồn khác (vốn dân) : 1.057.039.000 đồng