1.
Vị
trí địa lý so với trung tâm huyện
Nằm ở phía Đông bắc của
trung tâm huyện Trảng Bom và cách trung tâm huyện 12 km
Diện tích đất tự
nhiên
Diện tích đất tự
nhiên 2 649 ha, chiếm 8,12 % diện tích đất tòan huyện
Giáp ranh phía Bắc
Phía bắc giáp xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai)
Giáp ranh phía Nam
Phía nam giáp xã
Hưng Thịnh, Đông Hòa, Trung Hòa (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) và xã
Hưng Lộc (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)
Giáp ranh phía Tây
Phía tây giáp Tây Hòa, Sông Trầu, Cây Gáo, Bàu Hàm
(huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai)
Giáp ranh phía Đông
Phía đông giáp xã Bàu Hàm II (huyện Thống Nhất tỉnhĐồng
Nai)
Đơn vị hành chính
Xã Sông Thao được chia thành 03 ấp gồm: Ấp Thuận Trường,
Ấp Thuận Hòa, Ấp Thuận An
Địa hình
Xã có dạng địa hình: gồ ghề, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Đông sang Tây
Độ dốc trung bình: 30 - 80
Độ cao trung bình: 80m
so với mặt nước biển.
2.
Khí
hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu.nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
với 2 mùa
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
Nhiệt độ trung bình: 25
– 26oC
Lượng mưa trung bình đạt:
2.000mm/năm
Độ ẩm: 78-82%
Nhiệt độ trung bình: 25
– 27 0C
Nhiệt độ cao nhất: 34 –
35 0C
Nhiệt độ thấp nhất: 21 –
22 0C
3.
Lịch
sử văn hóa
Thời
gian thành lập: Xã Sông Thao được thành lập ngày 28/09/1994
theo Nghị định số 109/CP của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ xã Bàu Hàm I
cũ.
Các chiến công nhân dân
xã lập: xã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ
chống Mỹ (năm 1998)
4.
Dân
số
Tổng số dân: 12.103 người
Số hộ gia đình: 2.730 gia đình
Dân tộc: xã Sông Thao có 14
dân tộc cùng nhau sinh sống, trong đó trên 80% là
người dân tộc thiểu số gồm: Kinh, Hoa, Hán, Tày, Nùng, Sán Dìu, Chơro, Thổ…
Tôn giáo: Đa số dân
trong xã theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng ông bà, ngoài ra còn một số người
dân theo 04 tôn giáo chính là Tin lành, Công giáo, Phật
giáo, Cao đài. Có 01 cơ sở tôn giáo
của người Hoa là Miếu Quan Đế - Ấp Thuận
Hòa là nơi bà con đến dâng hương với mong muốn được Thần linh phù trợ cho mưa
thuận gió hòa, cây trai được mùa trong năm. Ngoài ra, cứ 03 đáo lệ 01 lần người
Hoa trên địa bàn xã tổ chức lễ Tả Tài Phán – là lễ hội truyền thống quy mô lớn
của cộng đồng người Hoa chuyên canh nông nghiệp. Lễ hội diễn ra trong nhiều
ngày với các nghi thức dung hợp từ nhiều tín ngưỡng nhưng nghi thức của Đạo
giáo chiếm vai trò chủ đạo mục đích là để cầu an, cầu siêu và tấn phong cấp bậc
lên Đại Pháp Sư hay Giám hộ Sư cho vị thầy cúng chủ trì buổi lễ.