New Page 1
1. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
Toàn xã có 3.338 hộ gồm:
Thường trú:
3.293 hộ; 14.416 NK; 7.210 nữ; 11.795 người từ 14 tuổi trở lên.
Tạm trú: 45
hộ; 125 NK; 58 nữ; 83 người từ 14 tuổi trở lên.
Trên địa bàn
xã hiện có 05 dân tộc thiểu số gồm: Mán, Hoa, Dao, Nùng và Tày: 132 hộ 365 khẩu.
Tôn giáo:
Phật giáo 879/14.541 phật tử chiếm 6,04%; Thiên chúa: 12.697/14.541 giáo dân,
chiếm 87,31%; không theo đạo 917/14.541 người chiếm 6,3%, số còn lại là Tin
lành.
2. ĐẤT ĐAI
Đất của xã có 04 nhóm gồm:
Nhóm đất gley (Gleysols),
Nhóm đất đen (Luvisols), Nhóm đất đá bọt (Andosols) và Nhóm đất
xám (Acrisols).
3. VỀ NÔNG NGHIỆP
+ Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng: 1.043 ha trong đó diện tích Lúa
145.1
ha, ước đạt năng suất đạt 6 tấn/ha; bắp
59,4ha, năng suất 7 tấn/ha;
rau
màu các loại 65,7ha,
năng suất 10 tấn/ha; cao su 44 ha, năng suất 8,1 tấn/ha; điều 271,5ha, năng suất
1,3 tấn/ha; Sầu riêng
188,7
ha, năng suất
20 tấn/ha; cà phê
143,5
ha, năng suất 2,4 tấn/ha;
Cây ăn trái
các loại 80,2 ha; cây có múi: 44,9 ha.
+ Chăn nuôi
Tổng đàn là
12.203 con,
trong đó gia cầm có 5.500
con;
Trâu, bò
136 con,
Dê:
2.500 con; heo
4.067, trong đó
trang trại 2.600 con, các hộ nuôi nhỏ lẻ
1.467
con, tất cả đã được tiêm
phòng.
Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo Châu phi và giá thức ăn chăn nuôi cao nên số
đầu con giảm. Nuôi trồng thủy sản ổn đinh: 144 ha (tôm, cá)
Tổ chức triển khai thực hiện lập xong hồ sơ hỗ trợ cho
76
hộ có
heo mắc bệnh dịch tả heo châu phi với tổng số 1.449 con,
với số tiền đề nghị chi hỗ
trợ là
2.223.655.000đ.
4. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
+ Xây dựng công trình điện:
Hệ thống đèn chiếu sáng đã được lắp đặt trên các tuyến đường 6
ấp, như: ấp Thanh Thọ, ấp Thọ Lâm, ấp Ngọc Lâm 1, ấp Ngọc Lâm 2, ấp Ngọc Lâm 3
và ấp Bàu Chim; Số bóng đèn chiếu sáng khoảng 750 bóng, tổng kinh phí nhân dân
đóng góp trên 300 triệu đồng. Tỷ lệ hộ dùng điện toàn xã đạt 100%.
+ Đường giao thông nông thôn:
Gồm 56 công
trình: Đường hẻm 39 với giá trị xây lắp 42 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh 50%
+ ngân sách huyện 30% + ngân sách xã và nhân dân đóng góp 20%).
5. CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
+ Về công nghiệp: Thu hút và giải quyết cho hàng trăm người dân
trong xã và ngoài xã đến làm việc.
+ Về tiểu thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất kinh doanh, các
ngành nghề truyền thống như: chế biến lương thực, mộc dân dụng và sửa chữa cơ
khí được giữ vững ổn định nhưng còn phát triển chậm. Riêng các hộ buôn bán nhỏ
lẻ, dịch vụ phát triển mạnh nhưng phần lớn do tự phát, thiếu tập trung và theo
thời vụ.
6. VĂN HÓA - XÃ HỘI
+ Văn
hóa - xã hội, thể dục thể thao:
Trong 8 tháng đã tổ chức các hoạt động TDTT chào mừng các ngày
lễ, tết cho thanh thiếu niên với các môn như: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền;
Kết quả: 04 giải nhất và 02 giải nhì.
+ Về
giáo dục - đào tạo:
Trên địa bàn xã hiện có: 01 trường Trung học cơ sở; 02 trường
Tiểu học và 01 trường Mầm non, trong đó: 4/4 trường đạt chuẩn quốc gia. Duy trì
đạt chỉ tiêu về phổ cập giáo dục. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS, hoàn thành bậc tiểu học
và huy động trẻ mầm non đến lớp hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao.
Kết quả năm học 2019 - 2020: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS:
120/120, đạt tỷ lệ 100%. Học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt
1.192/1.202 tỷ lệ 9,16%. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
+
Lĩnh vực y tế:
Trạm y tế xã Phú
Xuân,
được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đến nay trạm có 07 biên chế gồm: 01 bác sĩ,
02 Y sĩ Đa khoa, 01 Nữ hộ
sinh, 02 Điều dưỡng và 01 dược. Đảm
bảo công tác trực khám chữa bệnh cho người dân; Thực hiện tốt Chương trình y tế
Quốc gia; Chủ động phòng chống dịch bệnh.
Giảm suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo cân nặng: 9,0% - đạt so
chỉ tiêu huyện giao là 10%; Giảm suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo chiều cao:
5,6% - đạt so chỉ tiêu huyện giao là dưới 7%; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT: 87%
- vượt so với chỉ tiêu huyện giao là 80%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,89% - đạt
so với chỉ tiêu huyện giao là <1%.
Đánh giá chung: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xã
Phú Xuân có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các công trình cơ sở
hạ tầng như: hệ thống giao thông, mạng lưới điện…
Xã Phú Xuân có điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc bố trí
sử dụng đất, phát triển nhiều loại cây trồng, thâm canh tăng vụ và tăng năng
suất cây trồng.
7. THÔNG TIN LIÊN LẠC
Hiện nay hệ thống thông tin của địa phương đã khá phát triển, mọi
thông tin quốc tế, trong nước, của địa phương được phổ biến đến từng địa bàn,
đặc biệt là các thông tin về khoa học - kỹ thuật, thông tin về thời tiết được
phổ biến kịp thời.
8. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã bị hạn chế, không có sông lớn
chảy qua, chỉ có một số suối nhỏ đa số đều cạn vào mùa khô; nguồn nước có chất
lượng tốt, không ô nhiễm ở độ sâu 25 - 70m, đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu
cho sinh hoạt và sản xuất.
Tài nguyên rừng: Xã Phú Xuân có 437ha rừng, nằm tập trung ở phía
Bắc của xã chủ yếu là rừng phòng hộ, chiếm 20,23% diện tích tự nhiên của xã.
Tài nguyên khoáng
sản: Khoáng sản trên địa bàn xã không nhiều, chỉ có các loại đá và đất làm vật
liệu xây dựng có thể khai thác phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân trong xã.
9. SẢN PHẨM VÀ NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Sản phẩm của địa phương hiện nay là Rượu Kapin, các cây nông sản
như: Sầu riêng, Mít siêu sớm, bưởi, cà phê.