Tân Phú - Xã Phú lâm : Định hướng phát triển Tân Phú - Xã Phú lâm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Định hướng phát triển

 
New Page 1


Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên nắm chắc lực lượng sản xuất, quy mô sản xuất, trình độ tay nghề, trang thiết bị máy móc để tác động giúp đỡ các cơ sở có điều kiện đào tạo tay nghề tăng thêm trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn phát triển để giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, xây dựng các phương án đổi mới công nghệ, kỹ thuật khả thi để tác động đầu tư nguồn vốn tín dụng, ngân hàng, dự án giải quyết việc làm để giúp các hộ kinh doanh có điều kiện đầu tư phát triển. Ưu tiên các ngành sản xuất của các doanh nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Cần có chính sách hợp lý, động viên khuyến khích các cơ sở thực hiện đổi mới công nghệ.

 

1. NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP

Hướng phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện hợp lý có hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa với nền sản xuất nông nghiệp bền vững, tập trung đầu tư làm chuyển biến mạnh hơn cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả cao trong 5 năm tới. Cây rau có giá trị kinh tế cao chiếm trên 8,2% diện tích canh tác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp từ 4% - 5% cùng kỳ năm ngoái.

Trồng trọt:

Mặc dù mấy năm gần đây giá rau trên thị trường có giảm nhưng hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn các cây trồng khác, hiện nay giá có tăng lên và có tính ổn định hơn nên vận động nhân dân duy trì diện tích hiện có, tăng cường đầu tư chăm sóc đảm bảo năng xuất cao, mở rộng diện tích rau sạch, rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap, đưa diện tích trồng rau từ 26ha năm 2016 lên 35ha năm 2019, đầu tư thủy lợi cho cánh đồng Cầu cha, đảm bảo nước tưới cho 2 vụ lúa 1 vụ màu, xây dựng mô hình cánh mẫu lớn. Diện tích trồng cây hàng năm ổn định, cần chuyển đổi cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế cao, kết hợp với HTX rau an toàn Trúc Lâm tạo nguồn nguyên liệu rau ổn định và tăng thu nhập cho nông dân.

Giải pháp:

+ Tăng cường công tác khuyến nông để thường xuyên chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến đến tận người nông dân, thay đổi giống mới có năng xuất cao gắn liền với việc ứng dụng các biện pháp bảo vệ thực vật.

+ Có kế hoạch phối hợp đầu tư xây dựng khai thác nguồn nước phục vụ đủ tưới tiêu cho cây trồng cần thiết bằng các biện pháp như nâng cấp đập Mười cửa, xây dựng kênh mương nội đồng, điện phục vụ sản xuất nông nghiệp.

+ Tổ chức mạng lưới dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp theo quy hoạch của Huyện để cung ứng vật tư kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi, kiểm tra giống khi nhập vào địa phương trước khi gieo trồng để đảm bảo kinh tế cao, đẩy mạnh kinh tế cơ giới hóa, điện khí hóa sản xuất nông nghiệp.

+ Tạo mọi điều kiện để ngân hàng, quỹ tín dụng Tín Nghĩa, tăng cường đầu tư vốn trung và dài hạn giúp nông dân có đủ điều kiện chuyển đổi, chăm sóc cây trồng đạt năng suất cao.

+ Phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, mở rộng hình thức kinh tế trang trại, huy động vốn tự có, kết hợp với vốn vay để phát triển chiều sâu, đồng thời khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển nâng cao đời sống nhân dân.

Chăn nuôi:

Kêu gọi sự đầu tư và sự hổ trợ của cấp trên xây dựng khu chăn nuôi tập trung tại ấp Phương Mai 1 để có điều kiện phát triển ngành chăn nuôi. Vận động và phát triển chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất lên hình thức trại hoặc trang trại khép kín. Phát triển dịch vụ thú y, các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Phấn đấu đưa đàn gia cầm phát triển

Giải pháp:

Ngoài việc tăng cường công tác khuyến nông phổ biến khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tăng cường công tác thú y, quan tâm đầu tư vốn thông qua tín dụng, ngân hàng để nhân dân mở rộng quy mô tăng nhanh tốc độ phát triển. Mở rộng các ngành nghề phục vụ chăn nuôi như sản xuất cung cấp con giống, chế biến thức ăn, khai thác nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, người chăn nuôi tự pha chế theo công thức để giảm giá thành trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các mô hình ứng dụng tìm vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng. Áp dụng các biện pháp, hạn chế ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

 

2. THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - DU LỊCH

Với mục đích vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân, vừa giải quyết lao động khuyến khích mở rộng mạng lưới thương nghiệp bằng nhiều hình thức hoạt động đa dạng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với địa phương. Toàn xã có 1.665 cơ sở, tăng 11 cơ sở so với cùng kỳ năm trước (tăng 0,66%), trong đó TM 934, DV 463, TTCN 155, XD 08, Vận tải kho bãi 105. CT.TNHH  là 11 (tăng 01 so với  năm 2018), DNTN là 05 (giảm 05 so với  năm 2018). Tình hình thương mại, dịch vụ ổn định phát triển khá.

Chợ Phương Lâm đảm bảo về mặt bằng kinh doanh, các điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, các hộ kinh doanh ổn định và có triển vọng tốt. Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả.

Các hộ đã ổn định tình hình giá cả và đảm bảo lượng hàng hoá cung ứng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán. Sau dịp Tết tình hình thương mại, dịch vụ ổn định phát triển khá, các hộ nhanh chóng nhập lại lượng hàng hoá bổ sung sau khi đã tiêu thụ gần hết trong dịp Tết; các hoạt động sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đã tiếp tục lại nhịp nhàng, hoạt động giao thông vận tải phát triển mạnh.