Tân Phú - Phú An : Tổng quan KTXH Tân Phú - Phú An
Chưa có thông tin
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Tổng quan KTXH

 
New Page 1


1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Nằm ở phía Bắc của trung tâm huyện Tân Phú và cách trung tâm huyện khoảng 18  kmso với thành phồ Biên Hòa. Nằm cách thành phố Biên Hòa 125 km. Diện tích đất tự nhiên 5.255,45 ha, chiếm 6,78% diện tích đất toàn huyện.

- Phía Tây Bắc giáp xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;

- Phía Nam giáp xã Thanh Sơn và xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;

- Phía Tây và Tây Nam giáp xã Núi Tượng và xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;

- Phía Đông Nam giáp xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

 

2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Xã Phú An được chia thành 04 ấp gồm: Ấp 1, 2, 3, 4.

 

3. ĐỊA HÌNH

Xã có đặc trưng của vùng địa hình miền núi với những dãy núi cao bao bọc, xen giữa là dạng địa hình đồng bằng cục bộ (dạng thung lũng). Địa hình bị chia cắt mạnh bởi những dãy núi cao có độ dốc lớn (<250) chia làm 3 dạng chính như sau:

- Dạng địa hình núi cao: có độ dốc từ 200 trở lên, cao so với mặt nước biển từ 217m - 465m. Địa hình này bao bọc xung quanh xã và do Lâm trường 600 quản lý sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

- Dạng địa hình núi thấp: phân bố ở khu vực phía Tây của xã, có độ dốc từ 8 - 150, độ cao thay đổi từ 150m - 170m. Ở dạng địa hình này có thể sử dụng trong nông nghiệp với các loại cây lâu năm, hoặc sử dụng hình thức nông lâm kết hợp.

- Dạng địa hình bằng phẳng: phân bố ở khu vực trung tâm của xã. Do địa hình thấp so với khu vực xung quanh nên rất dễ ngập úng vào mùa mưa; có thể sử dụng để trồng lúa hoặc các cây hằng năm.

           

4. KHÍ HẬU

Xã Phú An nằm trong vùng khí hậu Đông Nam bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp tiểu vùng khí hậu phía bắc của tỉnh. Có đặc điểm nóng ẩm và mưa nhiều, lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ khí hậu trên địa bàn xã, đồng thời tạo ra 2 mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn và tập trung làm cho nhiều nơi trên địa bàn xã bị ngập úng.

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít chỉ chiếm 6 - 10% tổng lượng mưa cả năm, trong khi đó lượng bốc hơi và nhiệt độ cao làm cho nguồn nước bị khô kiệt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, nhiệt độ cao nhất là 33,40C (tháng 4) và nhiệt độ thấp nhất là 15,50C.

+ Lượng mưa cả năm đạt 2.906mm, tháng cao nhất (tháng 7) khoảng 409mm, tháng thấp nhất (tháng 1), trong đó mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô chỉ chiếm khoảng 10%.

+ Độ ẩm trung bình cả năm là 84%.

 

5. LỊCH SỬ VĂN HÓA

Thời gian thành lập năm 1989.

 

6. DÂN SỐ

Tổng số dân: 5.055 người

Số hộ gia đình: 1.299 gia đình

Dân tộc: trên địa bàn xã có tất cả 9 dân tộc sinh sống và làm việc, bao gồm dân tộc: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Khơ-me, Châu Mạ, Mường, Thổ, Hoa; Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số.

Tôn giáo: có 3 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành.