New Page 1
1. NGUỒN LAO
ĐỘNG
Tổng số hộ
trong xã: 1.299 hộ
Số nhân khẩu:
5.055 người
Số người
trong độ tuổi lao động: 2700 người.
Tỷ lệ lao
động công nghiệp: 1%.
Tỷ lệ lao
động nông nghiệp: 80%.
Tỷ lệ lao
động thương mại: 5%
Tỷ lệ lao
động dịch vụ:14%
2. ĐẤT ĐAI
Tổng diện
tích đất tự nhiên: 5.255,45 ha
- Diện tích
đất nông nghiệp: 4.932,77 ha, chiếm 93,86% diện tích đất tự nhiên. Trong đó,
đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 64,54%, chủ yếu do lâm trường 600 quản lý.
Đất dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm 34,9%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm
0,56% đất nông nghiệp.
- Đất phi
nông nghiệp 245,49 ha, chiếm 4,67% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất
chuyên dùng chiếm 30,83% với 75,69ha; đất ở 23,86ha, đất sông suối, mặt nước
chuyên dùng 142,26 ha…
- Đất chưa sử
dụng 77,19 ha chiếm 1,47% diện tích tự nhiên của xã. Phần đất chưa sử dụng trên
địa bàn xã chủ yếu thuộc một số đồi trọc nằm trong khu vực đất lâm nghiệp do Lâm
trường 600 quản lý.
Thông tin về
tài nguyên đất của xã:
- Tên tài
nguyên đất: xã Phú An chỉ có một nhóm đất chính đó là đất xám. Đất này phát
triển từ đá phiến sét và một phần của mẫu chất dốc tụ. Do các điều kiện địa hình
và khí hậu đã tạo ra những khác biệt của nhóm đất này.
- Tính chất
tài nguyên: đất có thành phần cơ giới nhẹ với hàm lượng sét vật lý khoảng
35-40%, thoát nước tốt, có kết von, độ phì kém, đất nghèo kali, lân…đất chua.
- Mục đích sử
dụng: Nhìn chung nhóm đất xám trên địa bàn xã có chất lượng rất kém nhưng có thể
sử dụng trên nhiều mục đích khác nhau, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Diện
tích phân bố ở địa hình cao, thoát nước tốt có thể trồng các loại cây công
nghiệp lâu năm như cây cao su, điều, cây ăn trái như xoài, nhãn… Diện tích ở địa
hình thấp có thể trồng lúa màu. Tuy nhiên do chất lượng đất xấu lại chua nên
trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp thâm canh cải tạo cho đất tốt hơn
như: sử dụng các loại phân hữu cơ, bón thêm vôi để khử chua… riêng diện tích
phân bố ở độ dốc lớn chỉ ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp.
3. TÀI NGUYÊN
RỪNG
Diện tích
rừng: chiếm 60,58% diện tích đất tự nhiên. Nhưng chủ yếu là rừng mới trồng đang
trong thời kỳ sinh trưởng. Diện tích rừng tự nhiên có 484 ha nhưng đa phần là
rừng nghèo, rừng tái sinh trữ lượng còn thấp, lại nằm trong khu vực rừng phòng
hộ nên đang được quản lý và bảo vệ chặt chẽ.
Các loại cây
trồng rừng: chủ yếu trồng các loại cây như: cây sao, cây dầu, sà cừ và tràm,
được trồng rải rác trên địa bàn của 4 ấp.
4. TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN
Tên các loại
khoáng sản của xã: trên địa bàn xã chỉ có đất sỏi, có thể sử dụng làm vật liệu
làm đường. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ khai thác ở quy mô nhỏ, phục vụ cho nhu
cầu tất yếu của nhân dân trong xã và các xã lân cận.
5. SẢN PHẨM
VÀ NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA XÃ
Tên các ngành
nghề truyền thống: đan lát, nấu rượu, làm bánh đa
Hiện trạng
sản xuất: hình thức sản xuất hộ gia đình, buôn bán nhỏ rải rác trên địa bàn xã.
6. THÔNG TIN
LIÊN LẠC
Hiện trạng về
tình hình thông tin liên lạc của xã: xã có 1 điểm bưu điện và 1 cán bộ đưa thư.
Số máy:
4.386/5.055 tổng số nhân khẩu.
7. GIAO THÔNG
Đường quốc
lộ, tỉnh lộ chạy qua xã: có đường quốc lộ 20 chạy dọc theo ranh giới phía Đông
Nam của xã, nhưng địa bàn xã rộng lại nằm sâu về phía Tây Bắc nên ít ảnh hưởng
đến quá trình phát triển kinh tế của xã.
- Số km
đường chạy qua: Đường 600A chạy qua địa bàn xã nối liền với Quốc lộ 20 và xã
Nam Cát Tiên, đây là tuyến giao thông huyết mạch để giao lưu và phát triển kinh
tế.
- Hiện
trạng hệ thống đường giao thông trong xã: Hiện tại tuyến đường chính 600A
đã được tu sửa đổ nhựa cùng kết cấu bê tông xi măng, xây dựng kênh mương thoát
nước 2 bên đường đang gấp rút đi vào hoàn thành.
- Ngoài ra
còn vận động nhân dân tự tu sửa, xây dựng đường tại các ấp. Kinh phí
300.000.000đ. Hoàn thiện thi công đường ấp 7, kết cấu bê tông xi măng, dài 489m,
rộng 2,5m, kinh phí 700 triệu lấy từ nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng đóng
góp. Bên cạnh đó đã hoàn thiện hồ sơ đường ấp 3, nhân dân đã đóng góp được 90
triệu đồng.