1.
CÔNG NGHIỆP
Diện tích đất nông
nghiệp chiếm 75% diện tích tự nhiên của xã, do vậy địa phương xác định
nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế, tập trung
lãnh đạo đồng bộ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân làm
cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng các
mô hình kinh tế tập thể, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ KHKT
vào sản xuất, mô hình tưới tiết kiệm được nông dân quan tâm và áp dụng ngày
càng nhiều.
Thực hiện các mô hình
thí điểm của huyện về phục vụ nông nghiệp cho 24 hộ chuyển đổi cây trồng chủ lực,
diện tích 18 ha xoài, với kinh phí 216 triệu đồng. Từ khi huyện triển khai dự
án tưới nước tiết kiệm trên địa bàn, thấy được hiệu quả của dự án là khi lắp hệ
thống tưới tiết kiệm thì giảm được công lao động, giảm công bón phân, giảm
nhiên liệu tưới dẫn tới giảm chi phí. Qua hạch toán nếu lắp đặt hệ thống tưới
nước tiết kiệm người dân đã giảm chi phí là 7 triệu đồng/ha/năm so với phương
pháp tưới tràn như truyền thống; Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm
sẽ giảm được hiện tượng xói mòn, rửa trôi đối với đất, tiết kiệm nguồn nước ngầm.
Chính vì những lý do trên đến nay trên địa bàn xã người dân đã tự nhân rộng
được thêm 111 hộ với diện tích là 158,5 ha; trong đó xoài Cát Hòa Lộc, xoài
Thái, xoài Đài Loan có diện tích 105,5 ha và cây quýt có diện tích 53 ha.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trên địa
bàn phát triển để giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương ưu tiên các
ngành sản xuất của các doanh nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp và chế biến
nông sản. Cần có chính sách hợp lý, động viên khuyến khích các cơ sở thực hiện
đổi mới công nghệ.
2.
NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
Hoạt động chăn nuôi
trên địa bàn xã chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình. Tổng đàn gia cầm có 22.100
con, đàn heo 2.087 con, bò 478 con. Tình hình dịch bệnh đối với đàn gia
súc, gia cầm trên địa bàn xã trong thời gian qua được kiểm soát tốt. Thực
hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hàng năm của UBND
huyện Định Quán, UBND xã đã cụ thể hóa thành kế hoạch riêng của xã, hằng năm
công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được thực hiện thường
xuyên, liên tục, cụ thể như sau: Hàng năm UBND xã phối hợp tổ chức 03 - 04
lần phun xịt tiêu độc khử trùng nơi công cộng, các khu có nhiều hộ chăn
nuôi và các khu vực chăn nuôi. Thực hiện 02 đợt tiêm phòng gia
súc, gia cầm với kết quả tiêm phòng đạt trên 95%, ngoài các đợt tiêm phòng
tập trung cộng tác viên thú y còn thực hiện tiêm phòng thường
xuyên cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã.
Toàn xã có 212,57 ha
diện tích ao, hồ/3.159,49 ha đất nông nghiệp và 116 bè nuôi cá. Số lượng lồng
bè nuôi cá mỗi năm dao động từ 110 - 120 cái. Sản lượng nuôi cá mỗi năm khoảng
1.500 - 1.600 tấn cá các loại (cá lóc, cá diêu hồng, cá chép …).
Khuyến khích, hỗ trợ
các thành phần kinh tế tham gia hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lượng,
giá trị, hiệu quả trên cơ sở tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến. Quan tâm phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng hiện
đại, áp dụng khoa học công nghệ, nhất là các công đoạn về làm đất,
sản xuất cây giống, con giống, gieo trồng, thu hoạch. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ kỹ
thuật nông nghiệp để hỗ trợ cho sản xuất.
Tập
trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với thực hiện các chương trình dự án
trên lĩnh vực nông nghiệp, công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật; có giải pháp
hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông, điện, thuỷ lợi, giống, công nghệ cho
khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung; đặc biệt là thực hiện tốt việc xây dựng
chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, bảo quản, đến lưu thông, phân phối, xuất
khẩu và xây dựng thương hiệu hàng hóa.
3. THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - DU LỊCH
Thương mại - dịch vụ là 305 cơ sở, giải quyết việc làm cho 450 lao động, tổng thu nhập bình quân 4.500.000 đồng/người/tháng.
Trong những năm qua, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã phát
triển mạnh, các loại hình kinh doanh như ăn uống, internet, may mặc, dịch vụ vận tải, xây dựng,... tăng đáng kể so với trước, quy mô đầu tư ngày càng được
nâng lên đã đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Ngoài ra trên địa bàn xã
còn có 01 chợ La Ngà đang hoạt động cùng với lợi thế nằm trên quốc lộ 20 việc
giao thương hàng hóa thuận lợi nên hoạt động kinh doanh, buôn bán ở chợ diễn ra
rất sầm uất, lượng hàng hóa dồi dào, đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu
dùng.
Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đầu tư kinh doanh thương mại của doanh
nghiệp, hộ cá thể phát triển đa dạng các hàng hóa, dịch vụ phục vụ. Tăng cường công tác quản lý các hộ kinh doanh thương mại, quản lý tốt chợ trên địa
bàn xã, thực hiện chương trình bình ổn giá, đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi
hàng hóa cho nhân dân. Mở rộng và phát triển các cơ sở mua bán nông sản, vật tư
hàng hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Thường xuyên phối hợp
với các ngành chức năng huyện kiểm tra chống hàng gian, hàng giả trốn lậu
thuế, việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
đối với các hộ kinh doanh.