Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là
OCOP) là Chương trình phát huy nội lực của các địa phương gắn với các đơn vị
hành chính cấp xã, cấp huyện để phát huy sức sáng tạo và nội lực tiềm năng của
các địa phương tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị
gia tăng cao.
Cũng tại lớp tập huấn,
các học viên đã được giới thiệu về thông tin chung mỗi xã một sản phẩm OCOP năm
2023; phạm vi, đối tượng và nguyên tắc của chương trình quốc gia mỗi xã một sản
phẩm; hiệu quả, ý nghĩa tác động của chương trình mỗi xã một sản phẩm; các quan
điểm định hướng về phát triển cộng đồng trong chương trình OCOP; loại hình tổ
chức sản xuất và kinh doanh ưu tiên trong chương trình OCOP; hướng dẫn Bộ tiêu
chí sản phẩm và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025
và một số nội dung về chính sách hỗ trợ Chương trình “ Mối xã một sản phẩm -
OCOP”.
Mục đích, ý nghĩa của
chương trình OCOP nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động nông thôn,
tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản suất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triện bền vững. Chương trình còn có ý nghĩa trong giải
quyết nhiều vấn đề quan trọng ở nông thôn như giảm nghèo, giải quyết việc làm,
an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân, hình thành
các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.
Tiếp đó các, học viên
đã trao đổi, chia sẻ về những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, cũng như những
kinh nghiệm hay, giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng Chương trình mỗi
xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.
Qua lớp tập huấn, nhằm
cung cấp đầy đủ các nội dung về Chương trình mỗi xã một sản phẩm cho cán bộ, hội
viên phụ nữ để từ đó mỗi xã xây dựng và tổ chức sản xuất các sản phẩm hàng hóa,
nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương được phù hợp,
đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xuân
Thọ