Hàng năm, trên
cơ sơ chỉ tiêu huyện Hội giao Ban Chấp hành Hội nông dân xã đã xây dựng kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm, trong đó đặc biệt chú trọng các tiêu chí nông
thôn mới có liên quan đến nhiệm vụ và vai trò của Hội, tập trung vận động hội
viên ra sức thi đua, lao động phấn đấu và tiếp tục giữ vững, nâng chất các tiêu
chí đã đạt được. Một trong các mô hình thi đua dân vận khéo, mô hình: “Nông dân
tiến công vào khoa học kỹ thuật” được Hội nông dân xã quan tâm nhằm giúp cho
hội viên nắm bắt khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, nâng cao thu nhập và
phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Xác
định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với tình hình
địa phương nhằm giúp tăng thu nhập trên một đơn vị diên tích, tăng thu nhập
bình quân đầu người (một những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn
mới), Ban chấp hành Hội nông dân xã đã tích cực vận động hội viên nông dân tham
gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là tham gia chuyển đổi sản xuất vụ hè
thu đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao, chuyển đổi cơ cấu vụ từ 2 – 3 vụ lúa sang
2 vụ lúa + 1 vụ bắp (tăng thu nhập thêm từ 25-36 triệu đồng/ha/năm).
Cây
tiêu là loại cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho người nông dân trên địa
bàn xã. Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và định hướng chuyển đổi của Đảng ủy
xã, Hội đã tích cực vận động hội viên nông dân chuyển đổi sang trồng cây hồ
tiêu đối với một số diện tích có nước tưới và thổ nhưỡng phù hợp đến nay có
tổng diện tích hồ tiêu trên toàn xã có 765 ha. Bên cạnh việc mở rộng diện tích,
nông dân còn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học mới trong biện pháp canh tác và thu
hoạch như: Tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống (toàn xã hiện có trên
170 ha), áp dụng thu hoạch theo kiểu lót đệm lưới, áp dụng các biện pháp phòng
trừ bệnh tổng hợp (Ngoài việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ bệnh theo
nguyên tắc 04 đúng, còn thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như: trồng cây
họ cúc vạn thọ để phòng tuyến trùng, sử dụng các chế phẩm sinh học như nấm
trichoderma…để phòng bệnh chết nhanh, chết chậm gây nên)…từ đó hạn chế được tỷ
lệ cây chết do bệnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng
và lợi nhuận. Từ việc áp dụng những biện pháp trên mà năng suất cây tiêu trên
địa bàn xã ngày một tăng lên (có hộ đạt 6 - 8 tấn/ha, năng suất bình quân toàn xã 3 – 5 tấn/ha,
từng bước hướng đến việc sản xuất tiêu sạch trên địa bàn xã và nâng cao được
thương hiệu hồ tiêu Xuân Thọ.
Tình
hình chăn nuôi trên địa bàn xã đang chuyển dần theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ
lẻ, hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tập trung. Được sự hỗ trợ
của dự án LIPSAP, Hội nông dân xã đã vận động thành lập được 02 nhóm GAHP, giúp
hội viên hội nông dân thực hiện chăn nuôi theo hướng tốt mang lại hiệu quả kinh
tế cao và giảm ô nhiễm môi trường; Hướng đến xây dựng chuỗi liên kết tạo ra sản
phẩm thịt sạch từ khâu chăn nuôi đến khâu tiêu thụ.
Bên
cạnh việc vận động hội viên nông dân tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ
câu cây trồng, vật nuôi, Hội đã chú trọng đến việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho hội viên nông dân, thường xuyên phối hợp với trạm khuyến nông, trạm
Bảo vệ thực vật, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp
(phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, thu mua nông sản…) tổ chức hội thảo, chuyển
giao những giải pháp, công nghệ mới trong việc trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo
vệ cây trồng, vật nuôi các loại. Trong 6 tháng đầu năm 2019 vừa qua đã phối hợp
tổ chức trên 12 lớp tập huấn, hội thảo, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật
có 1.807 lượt hội viên tham dự. lượt hội
viên tham dự. Qua đó giúp nông dân tiếp cận với tiến bộ mới trong sản xuất nông
nghiệp, giúp cho nông dân có nhiều cách tiếp cận mới về nguồn nguyên liệu sản
xuất đầu vào và nguồn nông sản làm ra.
Với
mô hình “Nông dân tiến công vào khoa học kỹ thuật” đã góp phần mang lại hiệu
quả thiết thực cho người nông dân: Mở rộng diện tích sản xuất, tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm nông nghiệp đầu ra, giảm chi phí đầu vào, tăng thu
nhập…Trong thời gian tới, Hội nông dân xã tiếp tục vận động hội viên nông dân
thực hiện tốt phong trào, góp phần chung tay cùng địa phương quyết tâm giữ vững
và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được.
Lê Thị Thủy