Biểu hiện bệnh thường thấy trên củ mì là nấm
gây thành vết nâu có hình dạng không cố định; nơi bị bệnh thối mềm, tiết ra chất
dịch có mùi hôi. Trên bề mặt vết bệnh có khi sinh lớp tơ nấm màu trắng, sau
chuyển thành màu đen. Ngoài ra vi khuẩn còn có thể tấn công lên cả thân
cây, làm cho thân cây chuyển sang màu nâu đen và cây mềm nhũn.
Theo
số liệu thống kê diện tích trồng mì trên địa bàn xã 1041 ha với giá bán sô
2.200 đồng/kg, đây là loại cây chủ lực trên địa bàn xã, là 1 trong những cây trồng
chiếm diện lớn của xã, nguồn thu nhập của nhiều hộ gia đình.
Bệnh
thối củ mì diễn ra rải rác trên địa bàn xã. Nhờ kịp thời xử lý bằng nhiều hình
thức phun thuốc, khơi thông tạo dòng chảy cho nước tránh ngập úng lâu dài trong
mùa mưa bão nên bệnh không ảnh hưởng trên diện rộng. Tuy nhiên dẫn đến năng suất
giảm, Cứ mỗi ha mì bị bệnh, năng
suất mì giảm chỉ còn 70% sản lượng củ.
Để bệnh không tái phát trong những mùa vụ sau,
người dân cần nắm được một số cách để phòng trừ có hiệu quả cao đối với
các bệnh này như: xử lý đất để cắt nguồn bệnh; vệ sinh vườn, thu gom tàn dư cây
bệnh đem đi tiêu hủy; sử dụng giống sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh; Xử lý hom
giống trước khi trồng hoặc vận chuyển đi nơi khác.
Bên cạnh đó, nông dân cần thường xuyên thăm đồng
và phun phòng bệnh bằng các loại thuốc có gốc đồng để hạn chế sự lây lan của vi
khuẩn; bón phân cân đối, hợp lý, không bón quá nhiều đạm; khi cây mì vừa xuất
hiện bệnh, cần phun các thuốc đặc trị để hạn chế thấp nhất bệnh lây lan trên diện
rộng.