Xuân Lộc - xã Xuân Hòa : noi-dung-tin Xuân Lộc - xã Xuân Hòa
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tuyên truyền biện pháp phòng và trị bệnh Rệp sáp bột hồng trên cây Mì Cập nhật08-07-2018 09:19
Ngày 06/07/2018 vừa qua, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Xuân Lộc đã phối hợp tổ chức Hội thảo tập huấn kỹ thuật phòng và trị bệnh Rệp sáp bột hồng cho cây mì cùng một số kỹ thuật khác đến bà con nông dân trên địa bàn xã.

Tham gia Hội thảo tập huấn có Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn MinhTuấn - Đại diện Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, ông Hoàng Thanh Bạch - Phó Chủ tịch Hội Nông dân cùng đại diện các ban ngành đoàn thể và hơn 20 lượt đại diện các nông hộ canh tác cây mì trên địa bàn tham gia.

rep sap bot hong 2 7-2018.jpg 
Hội thảo tập huấn kỹ thuật phòng và trị bệnh Rệp sáp bột hồng trên cây mì

Dựa theo tình hình thực tế về các loại dịch bệnh Rệp sáp bột hồng đã xuất hiện mầm móng trên cây mì xảy ra ở xã Xuân Hưng, Xuân Thành trong tháng qua và với mục đích hỗ trợ kỹ thuật thiết thực trong chăm sóc cây trồng vật nuôi đến bà con nông dân, kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn đã hướng dẫn bà con cách chọn giống, biện pháp phòng tránh và phương pháp trị bệnh Rệp sáp bột hồng trên cây mì.

rep sap bo hong 7-2018.jpg 
Cây mì bị bệnh Rệp sáp bột hồng có khả năng mang theo các loại vi rút
làm giảm năng suất cho củ thậm chí là chết cây

Kỹ sư Tuấn cho biết, bệnh Rệp sáp bột hồng xuất phát từ các giống mì có nguồn gốc từ Thái Lan, mặc dù các giống mì này cho năng suất khá tốt nhưng dễ xảy ra bệnh và khi xảy ra bệnh thì sức tàn phá rất lớn. Bệnh Rệp sáp bột hồng dễ lây lan do phát tán theo gió, nước và phương tiện vận chuyển, chúng màu hồng và có khả năng mang theo các loại virut gây hại, ngụ trên đọt mì làm cho cây bị chết đọt, mất sức không cho củ hoặc củ rất nhỏ, thiệt hại lớn đến năng suất và hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị. Do đó, bà con cần lưu ý quan tâm việc chọn giống mì, ngoài tiêu chí năng suất thì còn phải đảm bảo tiêu chí chống chịu các loại dịch bệnh. Khi xảy ra bệnh Rệp sáp bột hồng, biện pháp tốt nhất là bà con cần ngắt đọt cách ly vườn mì để tránh lây lan. Để phòng tránh, bà con nên phun xịt các loại thuốc trừ sâu như ANBOOM, lưu ý thêm về các bệnh phổ biến khác như bệnh Bọ phấn trắng và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công trong mùa mưa bão.

Được biết, xã Xuân Hòa cách đây 2 năm cũng đã xảy ra dịch bệnh Rệp sáp bột hồng cùng với một số xã lân cận trên địa bàn huyện. Mặc dù tới nay không phát hiện bệnh Rệp sáp này nhưng bà con phải hết sức đề phòng, thường xuyên thăm nom vườn mì, phát hiện sớm để được can thiệp điều trị và nhận sự hỗ trợ của Hội nông dân, Trung tâm Khuyến nông làm giảm thiệt hại, tránh lây lan trên diện rộng.

Ngoài thông tin cho bà con về kỹ thuật nông nghiệp áp dụng trên cây mì, kỹ sư Tuấn còn hướng dẫn bà con cách chọn phân bón và bảo quản phân bón để đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát nhất là đối với loại phân chứa hàm lượng vi sinh vật. Việc cải tạo đất cũng được quan tâm bằng cách ủ những vi sinh vật có lợi như Trichoderma. Phương pháp hữu hiệu để phát triển Trichoderma nhanh đó là ủ bằng cám gạo có độ ẩm và nhiệt độ vừa phải đảm bảo dưới 40oC, sau đó bón chung với phân hữu cơ trực tiếp gốc cây trồng để làm dồi dào vi sinh vật và thu hút côn trùng có lợi, đối kháng với các vi sinh vật có hại cho cây. 

Điểm TT KH&CN xã Xuân Hòa

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.