Xuân Lộc - xã Xuân Hiệp : thutuchanhchinh_noidung Xuân Lộc - Xuân Hiệp
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

NỘI DUNG - THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 
Tên thủ tục Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành dân tộc tỉnh Đồng Nai
Lĩnh vực Lĩnh vực tôn giáo dân tộc
Nội dung

ỦY BAN NHÂN​ DÂN               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   TỈNH ĐỒNG NAI                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số: 1801/QĐ-UBND                         Đồng Nai, ngày 30 tháng 5 năm 2017


QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải

quyết của ngành dân tộc tỉnh Đồng Nai

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015.

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.

Căn cứ quyết định số 17/QĐ-UBDT  ngày 12/01/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng xử lý của Ủy ban Dân tộc.

Căn cứ Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về ban hành quy chế phối hợp công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.

Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tại Tờ trình số 25/TTr–BDT ngày 26 tháng 5 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Dân tộc, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai (nội dung & danh mục đính kèm).

Trường hợp thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ thì áp dụng thực hiện theo văn bản pháp luật hiện hành. 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể ngày ký; thay thế Quyết định số 3297/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Điều 3. Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Trung tâm hành chính công tỉnh có trách nhiệm tổ chức niêm yết, công khai Bộ thủ tục hành chính này tại trụ sở làm việc và tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của đơn vị.

Sở Tư pháp có trách nhiệm in ấn, photo đóng thành quyển Bộ thủ tục hành chính đã được công bố, phát hành đến các đơn vị theo thành phần nơi nhận của quyết định này; cập nhập nội dung thủ tục hành chính đã được công bố lên Cơ sở dữ liệu quốc gia của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Điều 4. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Tư pháp, Ban Dân tộc cập nhật quy trình giải quyết thủ tục hành chính đã được công bố lên Phần mềm một cửa điện tử (Egov) của tỉnh.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Trung tâm hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                                                                     KT. CHỦ TỊCH

- Như Điều 5;                                                                                  PHÓ CHỦ TỊCH

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp;

- TT. Tỉnh ủy;                                                                                         (đã ký)

- TT. HĐND tỉnh;                                                                                      

- UBMTTQVN tỉnh;                                                                                         

- UBND tỉnh;                                                                  Trần Văn Vĩnh 

- Chủ tịch UBND tỉnh;

- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);

- Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp;

- Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông;

- Báo Đồng Nai; Báo Lao động Đồng Nai, Đài PT-TH Đồng Nai;                                 

- Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai;

- Trung tâm Công báo tỉnh Đồng Nai;

- Lưu: VT, HCTC.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH DÂN TỘC

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 30/05/2017

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

 

C

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

 

I

Lĩnh vực công tác dân tộc

Số Trang

1

Bình chọn, xét công nhận người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

01-03

2

Xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020

03-05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

I. LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC

1. Thủ tục bình chọn, xét công nhận người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Bình chọn người có uy tín:

- Hàng năm sau khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã chỉ đạo các ấp (thôn) tổ chức hội nghị liên ngành (thành phần gồm: Chi ủy, Trưởng ấp, Trưởng ban Công tác mặt trận, đại diện các đoàn thể và các hộ gia đình trong ấp) do Trưởng ban Công tác mặt trận ấp chủ trì để bình chọn người có uy tín bằng một trong hai hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín (do hội nghị quyết định). Người được bình chọn phải đạt được trên 50% trong tổng số đại biểu dự họp tán thành (trường hợp lần 01 chưa bình chọn được thì tiến hành lần 02 theo trình tự nêu trên, nếu không bình chọn được thì ấp đó không có người uy tín).

- Trưởng ấp lập 01 bộ tài liệu gồm văn bản đề nghị gửi UBND xã kèm theo biên bản hội nghị liên ngành thôn (theo Biểu mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính). Thời gian thực hiện bình chọn người có uy tín không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các tài liệu hợp lệ của ấp và hoàn thành trước ngày 20 tháng 01 hàng năm.

Bước 2: Rà soát kết quả bình chọn người có uy tín:

- UBND xã kiểm tra, rà soát kết quả bình chọn người có uy tín trong các ấp trong xã; lập 01 bộ tài liệu gồm văn bản gửi UBND huyện kèm theo biên bản họp rà soát kết quả bình chọn người uy tín của các ấp (theo Biểu mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính).

- Thời gian thực hiện không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các tài liệu hợp lệ của các ấp và hoàn thành trước ngày 10 tháng 02 hàng năm.

Bước 3: Tổng hợp đề nghị công nhận người có uy tín:

- UBND huyện kiểm tra, tổng hợp đề nghị của các xã lập 01 bộ tài liệu gồm văn bản đề nghị gửi cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh kèm theo biểu tổng hợp danh sách đề nghị xét duyệt người có uy tín của huyện.

- Thời gian thực hiện không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các tài liệu hợp lệ của xã và hoàn thành trước ngày 25 tháng 02 hàng năm.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, trình và phê duyệt danh sách người có uy tín:

- Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh kiểm tra, tổng hợp đề nghị xét công nhận người có uy tín của các huyện lập 01 bộ hồ sơ gồm tờ trình kèm theo biểu tổng hợp danh sách (theo Biểu mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính), văn bản đề nghị của các huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các tài liệu hợp lệ của huyện và hoàn thành trước ngày 20 tháng 3 hàng năm.

- Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt danh sách người có uy tín của tỉnh trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc và thời gian hoàn thành trước 31 tháng 3 hàng năm gửi Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính (gồm: Quyết định phê duyệt danh sách người có uy tín theo Biểu mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính, đồng thời gửi qua thư điện tử theo địa chỉ: vudantocthieuso@cema.gov.vn) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa của UBND cấp xã hoặc gửi qua đương bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Biểu tổng hợp danh sách người có uy tín đề nghị phê duyệt (theo Biểu mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính) do cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh lập, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

+ Văn bản và các tài liệu liên quan của các huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (hoàn thành trước ngày 15 tháng 01 hàng năm).

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

h) Lệ phí: Không.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu:

+ Là công dân Việt Nam, cư trú hợp pháp, ổn định ở vùng dân tộc thiểu số.

+ Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú; có nhiều công lao, đóng góp xây dựng và bảo vệ thôn, bản, buôn, làng, phum, sóc, ấp, tổ dân phố và tương đương, giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.

+ Là người tiêu biểu, có ảnh hưởng đến dòng họ, dân tộc, ấp và cộng đồng dân cư nơi cư trú; có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với đồng bào dân tộc, hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán dân tộc; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.

- Điều kiện:

+ Ấp có từ 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu trở lên là người dân tộc thiểu số (ấp đủ điều kiện) được bình chọn, xét công nhận 01 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Trường hợp ấp không đủ điều kiện nhưng cần bình chọn 01 người có uy tín hoặc ấp đủ điều kện cần bình chọn hơn một người có uy tín do có nhiều dân tộc cùng sinh sống, ở địa bàn đặc biệt khó khăn, biên giới, xung yếu, phức tạp về an ninh trật tự: Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các ban, ngành liên quan tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định số lượng và bình chọn, xét công nhận người có uy tín đối với các thôn quy định quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3 của Thông tư Liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính, nhưng tổng số người có uy tín được bình chọn, xét công nhận toàn tỉnh không vượt quá tổng số ấp vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg.

- Thông tư Liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính quy định chi tiết về hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín  trong đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Căn cứ tiêu chí quy định tại Điều 2, Điều 3 của Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ và các điều kiện cụ thể của xã, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo các thôn (ấp) tổ chức xác định thôn (ấp) đặc biệt khó khăn; UBND xã tổ chức xác định xã thuộc khu vực III, II, I. Tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo thành phần, số lượng hồ sơ đã được quy định tại Mục c Thủ tục này.

- Bước 2: Tổ chức, cá nhân, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã (gọi là Bộ phận một cửa cấp xã); Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, nhập thông tin hồ sơ vào phần mềm quản lý.

- Bước 3: Bộ phận một cửa cập nhật kết quả giải quyết lên Phần mềm quản lý; chuyển giao hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa cấp xã

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ Cấp xã gửi cấp huyện gồm có:

+ Mẫu biểu số 1 – dành cho thôn (theo Mẫu biểu quy định tại Công văn số 1138/UBDT-CSDT ngày 08/11/2016 của Ủy ban Dân tộc) của các thôn về mức độ đạt hoặc không đạt tiêu chí quy định tại Điều 2 của Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ.

+ Mẫu biểu số 2 – dành cho cấp xã (theo Mẫu biểu quy định tại Công văn số 1138/UBDT-CSDT ngày 08/11/2016 của Ủy ban Dân tộc) về Biểu xác định xã thuộc khu vực III, II, I vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

+ Mẫu biểu số 2 – dành cho cấp xã (theo Mẫu biểu quy định tại Công văn số 1138/UBDT-CSDT ngày 08/11/2016 của Ủy ban Dân tộc) về Biểu tổng hợp kết quả xác định thôn đặc biệt khó khăn.

+ Báo cáo về kết quả xác định xã thuộc khu vực III, II, I.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d. Thời gian thực hiện: UBND cấp xã gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện không quá 20 ngày làm việc.

e. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân

f. Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.

- Cơ quan hoặc nguời có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp theo chỉ đạo  của UBND cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã

g. Tên Biểu mẫu, tờ khai:

- Mẫu biểu số 01 - dành cho cấp thôn (ấp) (Kèm theo Công văn số 1138/UBDT-CSDT ngày 08/11/2016 của Ủy ban Dân tộc).

- Mẫu biểu số 2 – dành cho cấp xã (theo Mẫu biểu quy định tại Công văn số 1138/UBDT-CSDT ngày 08/11/2016 của Ủy ban Dân tộc)

- Mẫu biểu số 2 – dành cho cấp xã (theo Mẫu biểu quy định tại Công văn số 1138/UBDT-CSDT ngày 08/11/2016 của Ủy ban Dân tộc).

h. Lệ phí: không.

i. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

j. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 có đủ các điều kiện quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc xác định được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục quy định tại Điều 4, Điều 5 Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng.

k. Căn cứ pháp lý: Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020./.

 

 

Căn cứ pháp lý
Đính kèm tài liệu