Cẩm Mỹ - Xã Xuân Đường : noi-dung-tin Cẩm Mỹ  - Xã Xuân Đường
Chào mừng quý vị đến với Website xã Xuân Đường huyện Cẩm Mỹ
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI Cập nhật01-04-2024 11:33
Bệnh sởi là gì? Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ gây dịch, lây qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời. Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ...

Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

 Đường lây ban sởi

Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao với tỉ lệ khoảng 90%, những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng.

Bệnh sởi lây trực tiếp Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác hít vào sẽ bị lây bệnh.

Lây gián tiếp: Trường hợp này ít gặp bởi virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

 Ban sởi mọc như thế nào?

Ban sởi rất đặc trưng, lúc đầu ban nổi ở sau tai (vùng gáy), sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân Khoảng một tuần sau, những vết ban này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

bệnh sởi 2.png

Ban sởi thường bắt đầu với một cơn sốt nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, đau cổ họng, chảy mũi, mắt đỏ. Sau 2-3 ngày, đốm Koplik nổi lên là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 39 hay 40 độ C

 Biến chứng của Ban sởi.

Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận cụ thể như sau:

Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp. Viêm phổi nặng. Viêm não. Tiêu chảy và ói mửa do sởi thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi. Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa là một biến chứng rất nguy hiểm của sởi. Suy dinh dưỡng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

 Làm gì khi trẻ bị ban sởi?

Để tránh biến chứng do bệnh sởi gây ra khi chăm sóc trẻ bị sởi, cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Hạ sốt đúng cách, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ 10g-15g/kg, Có thể áp dụng các biện pháp hạ nhiệt như lâu nước ấm, chườm mát. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

Vệ sinh sạch sẽ, ngày vệ sinh 3-4 lần mũi, họng để phòng biến chứng. Do vi rút sởi gây tổn thương đường hô hấp nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra biến chứng viêm phổi.

Mắc sởi trẻ bị suy giảm miễn dịch do vậy nơi ở của trẻ phải sạch và ít người thăm hỏi trẻ để tránh bội nhiễm thêm các bệnh cơ hội.

Lưu ý, khi trẻ mắc sỏi vẫn cần phải tắm hàng ngày bằng nước ấm. Nhiều gia đình kiêng nước, không tắm khiến cho vi khuẩn trên da rất nhiều trẻ ngứa gãi bội nhiễm gây nhiễm trùng.

Về ăn uống, nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu đủ chất, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin A để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Hạn chế, cho trẻ ăn những thức ăn dễ bị dị ứng như tôm, cua...

Khi trẻ có vấn đề bất thường nên đi khám để bác sĩ. Với những cơ địa đặc biệt như trẻ tầm 3-4 tháng trở xuống, trẻ béo phì, trẻ bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân thận... cần phải nhập viện để bác sĩ theo dõi và chăm sóc.

Biện pháp phòng ngừa ban sởi

Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi tiêm vắc xin Sởi –Rubella đầy đủ, đúng lịch. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không nhớ rõ đã tiêm hay chưa thì nên đi tiêm bổ sung.

Bệnh sởi rất dễ lây, vì vậy cần hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh. Khi tiếp xúc với người bệnh sởi phải đeo khẩu trang y tế. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Mẫu giáo, nhà trẻ và trường học nơi tập trung đông trẻ em, vì thế cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh sởi, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.