Vai
trò, ý nghĩa của công tác dân vận của Đảng, đó là: tin vào dân, gắn bó với nhân
dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân; Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ
tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận", theo đề nghị của Ban Dân vận
Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày
truyền thống công tác dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày ngày 15/10 hàng
năm là “Ngày Dân vận của cả nước”. Từ đó, ngày 15/10 hàng năm là ngày “Dân vận”
của cả nước để đẩy mạnh việc học và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công
tác dân vận. Trải qua 94 năm đồng hành cùng lịch sử cách mạng dân tộc, công tác
dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa
chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường
mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Năm 2024 là năm Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chọn chủ đề công tác Dân vận là “Xây dựng chính quyền
thân thiện” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đổi mới lề lối làm việc của chính quyền
cơ sở từ mệnh lệnh hành chính sang “Phục vụ, hướng dẫn, vận động, thuyết phục”;
triển khai các mô hình Dân vận khéo “Buổi sáng với Nhân dân", thông qua Chính
quyền các cấp đã quan tâm hơn đến công tác dân vận, thực hiện dân chủ ở cơ sở,
tăng cường đối thoại với Nhân dân; cải cách thủ tục hành chính; chấn chỉnh tác
phong, thái độ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, góp phần làm trong
sạch bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước,
củng cố lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của
Nhà nước. Phong trào thi đua “Dân vận khéo" có sức lan tỏa sâu rộng, được
công nhận và duy trì hiệu quả, đến nay toàn tỉnh có trên 15.202 mô hình, điển
hình “Dân vận khéo" hoạt động hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị của đời sống xã
hội. Trong bối cảnh đất nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng bên cạnh những
thuận lợi cơ bản, tình hình kinh tế - xã hội mặc dù đã đạt được những thành tựu
quan trọng, nhưng vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Những khó
khăn, thách thức trên, đòi hỏi công tác dân vận của cả hệ thống chính trị phải
tiếp tục được đổi mới, tăng cường hơn nữa, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả
công tác dân vận trong thời gian tới theo phương châm: “Sâu sát-Phù hợp-Thực chất-Đồng
thuận"; các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị
trên địa bàn tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Tiếp
tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng,
hệ thống chính trị về công tác dân vận.
Tăng cường công tác dân vận của các cơ
quan Nhà nước thông qua các tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với
các đối tượng, tầng lớp Nhân dân trong xã hội và thực hiện tốt các mục tiêu quốc
gia về xây dựng Nông thôn mới; tập trung thực hiện có hiệu quả mô hình “Buổi
sáng với Nhân dân" "Chính quyền thân thiện".
Triển khai thực hiện
có hiệu quả Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở, mở rộng các hình thức để nhân dân
tham gia đóng góp đối với dự thảo các quy định, chương trình, dự án phát triển
kinh tế-xã hội, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến người dân; thực
hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bản, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng". Tăng cường đối thoại, tiếp xúc với Nhân dân, sâu sát cơ sở,
lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân
dân.
Nâng cao chất lượng công tác phối hợp hoạt động giữa cơ quan chính quyền
nhà nước, giữa lực lượng vũ trang với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp giữa chính quyền
với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.
Tích cực đổi mới
nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã
hội và các Hội quần chúng do Đàng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng có trọng
tâm, thực chất, hiệu quả.
Triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và
chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, công tác dân tộc.
Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, nhất
là trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống chính trị thực hiện công tác
dân vận.
Hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân
luôn thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lực lượng của dân rất to, việc
dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc
gì cũng thành công"./.