Trảng Bom - Xã Tây Hòa : noi-dung-tin Trảng Bom - Xã Tây Hòa
Chào mừng quý vị đến với Website xã Tây Hòa huyện Trảng Bom
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi da xanh Cập nhật31-10-2017 07:43
Bưởi da xanh là một trong những giống bưởi ngon nổi tiếng của nước ta. Kỹ thuật trồng bưởi da xanhkhông quá khó song phải đảm bảo các yếu tố sau đây cây mới có thể phát triển khỏe mạnh.

1. Kỹ thuât trồng bưởi da xanh

– Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm, tốt nhất trồng vào vụ xuân (tháng 2-4) vụ thu (tháng 8-10)

– Mât độ trồng: tuỳ thuộc vào chất đất và khả năng thâm canh.

+ Đất trồng bằng (phù sa): 6m x 7m

+ Đất vườn, đồi núi (sỏi đá): 4m x6m

*Cách trồng :

– Đào hố :

+ Đất phù sa hố đào (60cm x 60cm x 60cm) nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước  có thể đắp ụ hoăc lên luống cao.

+ Đất đồi hố đào 80cm x 80cm x 80cm trồng theo kiểu lanh sấu (so le)

–   Bón lót/1 cây:

Bón cho mỗi hố tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất.

Phân bón hữu cơ Đồng tâm xanh : 15_20kg.

Phân lân (supelân) 1kg,Kali sun fat 0,5kg,Vôi bột 1kg

Phần đất mặt đựơc trộn đều với phân và cho xuống đáy hố phần đất còn lại để trên mặt hố, gốc cao hơn mặt vườn từ 10_20cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 – 2 tháng).

–   Cách trồng: rạch bỏ bầu nilông, đặt cây vào hố lấp đất ngập bầu khoảng 2_3 cm. Nèn chặt đất xung quanh bầu , tạo mặt lõm từ 3_5cm xung quanh gốc để  tưới.

Cắm coc va buộc dây mềm để cố định cây, tưới nước và phủ cỏ khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho cây.

ky-thuat-trong-buoi-da-xanh2.jpg

2. Chăm sóc cây sau khi trồng

– Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Tưới phân bón lá Lay-O,Combi-5,komix….và bón định kỳ thường xuyên 1-2 lần/tháng.

– Cắt tỉa tạo tán 50cm để cành cấp I, 30cm để cành cấp II và 20cm để cành cấp III. Tạo cho cây có bộ khung cành , tán rộng tốt cho quang hợp.

– Bón cho cây chưa có quả, trước mỗi đợt lộc bón một lần thường năm có 3 đợt lộc vào mùa xuân _ hạ _thu.

– Khi cây có quả: bón 4 đợt/ năm:

+ Thời kỳ sau thu hoạch quả, bón phân hữu cơ + lân  100%, đạm 20% vôi 100%

+ Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón đạm, ka li,ZinC

+ Thời kỳ hạn chế dụng quả giúp quả lớn nhanh bón đạm, kali, boron.

+ Thời kỳ trước thu hoạch 1 tháng bón kali,sungar.

3. Sâu bệnh hại cây

* Sâu hại:

– Sâu vẽ bùa: phá hoại mạnh ở thời kỳ cây còn nhỏ, chúng gây hại trên lá non,cành non, tạo vết thương cho cây, bệnh loét xâm nhập và phát triển , thời gian gây hại chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm.

– Phòng trừ : dùng thuốc Polytin 0.2%, slrespa 0.2%

+ Sâu đục thân cành: dùng thuốc  O fatox 0.1%, Symi sidin 0.2% phun và bơm vào lỗ sâu đục.

Phòng trừ: Vệ sinh vườn, quét vôi gốc, bắt diệt xén tóc.

+ Nhện đỏ và nhện trắng gây hại: nhện gây nám vỏ quả xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 5, nhện gây hại trên lá xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11.

–   Phòng trừ nhện:dùng kenlan. Secgai son, sec ron, pega sus.

+ Sâu bướm phượng: thời gian xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10

–   Phòng trừ: phun mỗi đợt lộc bằng thuốc Sup racide 0.2%.

* Bệnh hại:

– Bệnh thán thư: Thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm sử dụng một trong các loại thuốc sau (phun khi bệnh mới chớm): Mancozeb 80WP, Daconil 75WP, Antracol 70WP,…

– Bệnh loét lá và bệnh sẹo: gây hại trên cành, lá, quả: dùng Boocdo

–  Bệnh chảy gôm: dùng Boocdo, Benlat , Alliette

– Bệnh do vi rút: -Bệnh Greening (gân xanh lá vàng) phòng trừ bằng cách trồng cây sạch bệnh, diệt rày, các loại rệp bằng thuốc Bisp Shepas.

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.