Bệnh khảm lá sắn đến nay chưa có thuốc đặc trị.
Để nhanh chóng có được bộ giống kháng bệnh chuyển giao cho sản
xuất, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Xã Hưng Thịnh, huyện
Trảng Bom) đã được Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) hỗ trợ bộ giống
kháng bằng con đường nhập nội. Qua 3 vụ khảo nghiệm bước đầu đã tìm được một số
giống đáp ứng được các tiêu chí mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu đánh giá và tuyển
chọn giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá”, trong đó giống sắn được
đưa vào nghiên cứu là giống sắn TMEB419 có năng suất củ tươi đạt từ 38,19
– 42,5 tấn/ha trong điều kiện trồng nhờ nước trời; hàm lượng tinh bột đạt 25,1
-29,3%; kháng bệnh khảm lá; thân thẳng, tán gọn không phân nhánh, vỏ củ màu
nâu, cuống củ ngắn, thịt củ màu trắng thích hợp với nhà máy chế biến và thị hiếu
của nông dân.
Ở
thời điểm hiện tại, cây sắn thuộc Dự án chưa xuất hiện triệu chứng khảm lá. Cây
cao từ 2,5-3 m, số củ /bụi 8-10 củ, ước đạt năng suất từ 38 - 40 tấn/ha khi thu
hoạch. Hiện nay Trung tâm đang áp dụng các biện pháp nhân nhanh giống sắn
TMEB419 để cuối năm 2022 sẽ cung cấp được cho sản xuất từ 15-20ha.
Khi
đề tài “Nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống sắn có khả năng chống chịu bệnh
khảm lá” tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thành công
sẽ đánh dấu bước đầu trong việc tuyển chọn được giống sắn có khả năng chống
chịu bệnh khảm lá, mang lại giải pháp cho người trồng sắn trong việc
Bệnh
khảm lá sắn do virus gây hại tại Tây Ninh vào tháng 4 năm 2017. Sau đó lan
nhanh sang các tỉnh lân cận, trong đó có Đồng Nai. Bệnh do virus gây hại và đến
nay chưa có thuốc đặc trị, là một trong những bệnh virus hại cây trồng nguy
hiểm nhất trên thế giới. Virus gây bệnh khảm lá mì có tên khoa học là Sri Lanka
Cassava Mosaic Virus gây ra, viết tắt SLCMV. Khi cây mì còn non bị nhiễm bệnh
hoặc cây mọc từ hom giống nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch. Bệnh lan truyền
qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống lấy
từ cây bệnh. Thông qua 2 cơ chế lan truyền này nếu không phòng trừ, tiêu hủy
thì bệnh khảm lá mì lây lan rất nhanh, nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng
trồng mì trên địa bàn tỉnh.
Mô hình trồng sắn kháng bệnh của Dự án.
Để
ngăn chặn bệnh khảm lá mì lây lan trên diện rộng, góp phần giảm thiệt hại trong
sản xuất, nông dân trồng mì cần nắm rõ biểu hiện, tác hại của bệnh và các biện
pháp phòng chống. Theo các nhà khoa học, dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh khảm
lá mì là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc
biến dạng nhẹ, lấy lá soi dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy vết bệnh mất màu; mức
độ hại nặng làm cho lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở
tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây mì, từ 2 tháng tuổi trở đi cho thấy
virus lây nhiễm từ khi cây mì còn non.
Toàn
tỉnh Đồng Nai hiện có 13.452,8 ha khoai sắn, trong đó diện tích nhiễm bệnh khảm
lá 10.105 ha (tăng 20 ha), tập trung nhiều tại các huyện Định Quán, Trảng Bom,
Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch và Xuân Lộc. Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ và
trung bình 5.556 ha (tỷ lệ nhiễm < 70%), diện tích nhiễm nặng 4.549,5 ha (tỷ
lệ nhiễm 70-100%).
Việc
tuyển chọn được một số giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá và các
biện pháp kỹ thuật quản lý bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế ảnh hưởng của bệnh và
nâng cao hiệu quả trồng sắn là nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với người trồng
sắn trên địa bàn tỉnh.
Văn Minh