Các đối tượng sử
dụng điện thoại di động hoặc các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook…) giới
thiệu là cán bộ, quân nhân, đang là chỉ huy, quản lý của cơ quan, đơn vị
lực lượng vũ trang để liên hệ, tiếp cận với người dân và các chủ cơ
sở kinh doanh hàng hóa trên địa bàn. Sau đó, các đối tượng đưa ra thông tin giả
mạo là cơ quan, đơn vị lực
lượng vũ trang chuẩn bị vào đợt trồng trọt, chăn nuôi nên đang có nhu
cầu sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi hoặc
đưa ra thông tin cơ quan, đơn vị chuẩn bị vào đợt tập huấn, diễn tập cần cung
cấp một số loại thức ăn nhanh… Các mặt hàng này thường không phổ biến hoặc cơ
sở kinh doanh không có sẵn, với giá cao hơn giá thị trường rất nhiều, các đối
tượng viện lý do là không thể lấy ở nơi khác được vì yêu cầu hóa đơn phải ở
trong tỉnh. Khi người dân hoặc chủ cơ sở kinh doanh không tìm được nguồn hàng
theo yêu cầu, đối tượng hướng dẫn liên hệ với nguồn cung cấp hàng, đây thực
chất là các đối tượng khác cùng nhóm lừa đảo với đối tượng. Khi người dân hoặc
chủ cơ sở kinh doanh liên hệ đặt hàng, các đối tượng sẽ tiếp tục tạo niềm tin
bằng những hình ảnh, giấy tờ giả mạo là người mua đã chuyển tiền đặt cọc 30% để
lấy hàng, người dân hoặc chủ cơ sở kinh doanh tin tưởng chuyển tiền cọc để chốt
đơn mua hàng. Sau khi người dân hoặc chủ cơ sở kinh doanh chuyển tiền, các đối
tượng chiếm đoạt và cắt đứt mọi liên hệ trước đó.
Để ngăn ngừa
những hành vi giả danh cán bộ của lực lượng vũ trang để lừa đảo, khi nhận được
các cuộc gọi của người lạ tự xưng là “cán bộ, quân nhân của các cơ quan, đơn vị
lực lượng vũ trang” để đặt mua hàng hóa, người dân hoặc chủ cơ sở
kinh doanh cần lưu ý, tìm hiểu, xác minh kỹ thông tin trước khi tiến hành giao
dịch. Khi thấy nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì nhanh chóng
báo ngay cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, giải quyết và hỗ
trợ kịp thời./.
Lăng Kim