Mở đầu chương trình Ông Đặng Thanh Khôi sơ kết 3 năm triển
khai đại trà mô hình “ Gia đình học tập”, “ Dòng họ học tập” , “ Cộng đồng học
tập”, “ Đơn vị học tập”
“Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” tiêu biểu: Hạt nhân
của xã hội học tập
Xã hội học tập (XHHT) là mô hình của nền giáo dục tương
lai thuộc thời hậu hiện đại, tức là nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức.
Trong xã hội ấy, việc giáo dục suốt đời cho mọi người luôn được ưu tiên hàng đầu.
Xây dựng xã hội học tập là chủ trương lớn, đúng đắn của Ðảng
và Nhà nước ta. Xã hội học tập là một cơ sở tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tri
thức cao phục vụ CNH, HÐH đất nước. Xã hội học tập đòi hỏi sự học tập thường
xuyên, liên tục, suốt đời. Trong xã hội đó, gia đình, là tế bào của xã hội cho
nên Gia đình phải trở thành cơ sở học tập đầu tiên nuôi dưỡng trí tuệ, nhân
cách, phẩm chất đạo đức của mỗi thành viên.
Nhận thức điều đó, Hội Khuyến học xã đã phát động phong
trào xây dựng "Gia đình hiếu học" trong xã. Tất cả con em trong gia
đình ở tuổi học đường đều phải đến trường đi học, học không lưu ban và không bỏ
học. Người lớn tuổi trong gia đình đều phải có nội dung, kế hoạch học tập phù hợp,
học có kết quả để nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, chất lượng cuộc sống.
Các thành viên trong gia đình học tập tích cực tham gia công tác khuyến học cộng
đồng và xây dựng gia đình hòa thuận, văn hóa.Với việc toàn tâm toàn ý chăm lo sự
nghiệp giáo dục, phát huy phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ,
cộng đồng dân cư, tin rằng Đề án Xây dựng XHHT giai đoạn 2016 - 2020 sẽ gặt hái
được nhiều kết quả khả quan hơn nữa.
Truyền thống hiếu học từ nghìn xưa của dân tộc vẫn chảy
trong mạch ngầm của mỗi gia đình nay đã gặp được chủ trương đúng, trở thành
dòng chảy mạnh - xây dựng gia đình hiếu học ở ở mỗi nhà. Tại các ấp hàng trăm
nghìn gia đình được công nhận.
Các gia đình hiếu học không chỉ là những mô hình, những tấm gương khuyến học từ
cơ sở, góp phần xây dựng xã hội học tập, mà thật sự còn là cái nôi nuôi dưỡng
trí tuệ, phẩm cách cho nhiều thế hệ trẻ tuổi. Gia đình hiếu học còn là nhân tố
không thể thiếu gắn kết gia đình - nhà trường - xã hội, tạo nên những sản phẩm
giáo dục có chất lượng, hỗ trợ thiết thực các công cuộc phổ cập giáo dục ở địa
phương, thúc đẩy các phương thức học tập phát triển, góp phần xây dựng gia đình
hòa thuận, cộng đồng dân cư an ninh và văn hóa. Sự phát triển của Gia đình hiếu
học là hiện tượng giáo dục đặc sắc trong đời sống xã hội, tạo nên tiến trình
xây dựng xã hội học tập. Thông qua cuộc vận động xây dựng "Gia đình hiếu học",
"Dòng họ khuyến học", vị thế của Hội Khuyến học ở các cấp cũng được
khẳng định, nâng cao hơn, gắn kết niềm tin và thúc đẩy các hoạt động của hội đi
vào nền nếp, có chiều sâu, vì sự nghiệp " Khuyến học, khuyến tài, xây dựng
cả nước trở thành một xã hội học tập ".
Hướng tới một "xã hội học tập", việc thực hiện cuộc vận động
"Gia đình hiếu học" phải được triển khai rộng khắp tới tận thôn, xóm,
ở địa phương, Trường học, trong các cơ quan, doanh nghiệp... Các chi hội khuyến
học là hạt nhân của cuộc vận động, cần phát triển mạnh hơn nữa ở cơ sở, phát
triển đến đâu triển khai cuộc vận động đến đó, phấn đấu trong những năm tới địa
phương trong các gia đình được công nhận là "Gia đình hiếu học", dòng
họ trở thành "Dòng họ khuyến học". Tạo cơ hội để mỗi gia đình phấn đấu
trở thành "Gia đình hiếu học", Hội Khuyến học các ấp cần phát triển
các hình thức học tập trong cộng đồng trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm từ
hoạt động của của các trung tâm học tập cộng đồng ấp, xây dựng cơ chế quản lý hợp
lý, phù hợp thực tiễn.
Việc xây dựng "Gia đình hiếu học" cần gắn kết với xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm, làm cho việc học có giá trị và biến
thành hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia
đình. Cuộc vận động Gia đình hiếu học cần được gắn kết và lồng ghép về tiêu chí
với các cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, làm kinh tế giỏi... để các cuộc
vận động thật sự đi vào đời sống, nâng cao nhận thức từ mỗi gia đình, hướng tới
xây dựng gia đình văn hóa, cộng đồng giàu mạnh, dân trí cao, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội đất nước.
Kết quả đạt được năm
2018, công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn xã
tiếp tục phát triển , nguồn quỹ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã
nhà khá nhiều. Đặc biệt xin được nguồn học bổng 10.000.000đ cho sinh viên vượt
khó, được 37 xuấ học bổng 42.000.000đ cho học sinh vượt khó
Điểm thông tin KHCN
xã Núi Tượng