Việc thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài và là những tiêu chí để đánh
giá hoàn thành nhiệm vụ hàng năm; xác định trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính
quyền, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, đơn vị. Việc
triển khai công tác phòng, chống tham nhũng phải cụ thể, có trọng tâm, trọng
điểm, phù hợp với điều kiện của địa phương. Thực hiện đồng
bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, gắn với việc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn,
phòng ngừa và xử lý các hành vi tham nhũng đối với đội ngũ cán bộ, công chức và
trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu
tại đơn vị. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra nhằm phát
hiện các hành vi tham nhũng để kịp thời xử lý theo quy định pháp luật, ngăn
chăn các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức phù
hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán
bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng .
Nhằm triển khai thực hiện tốt công tác phòng
chống tham nhũng. UBND xã Mã Đà đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm:
- Tăng cường công tác lãnh
đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống
tham nhũng; thực hiện đồng bộ các quy định về phòng ngừa tham nhũng; tăng cường
công tác phát hiện, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo
quy định của pháp luật.
- Nêu cao vai trò
trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện các quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Chủ tịch UBND xã phải gương mẫu, quyết
liệt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham; chủ động phòng
ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, các hành vi bao
che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng; chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xử lý
kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc, vụ án nghiêm
trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống tham đủ phẩm chất,
năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được giao.
- Chủ động đưa tin các chuyên mục, tin bài
về phòng, chống tham nhũng và kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng; nhất là các thông tin liên quan đến việc phát hiện và xử lý các hành vi
tham nhũng. Ngoài ra,chủ động phối hợp MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội
xã trong công tác giáo dục,tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng,
chống tham nhũng.
- Tiếp tục
phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, quần chúng trong công tác
phòng chống tham nhũng, thực hiện nghiêm
túc Quy chế dân chủ trong cơ quan. Phát huy tinh thần làm chủ tập thể, phối hợp
chặt chẽ với các ngành đoàn thể ngăn chặn và đẩy lùi các biểu hiện tham nhũng
trong cơ quan.
- Thành lập Tổ kiểm tra,
thường xuyên kiểm tra các hoạt động của cơ quan nhằm ngăn ngừa, phát hiện tham
nhũng; xử lý, chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm; Kịp thời phát hiện, xử lý
tình trạng “tham nhũng vặt” xảy ra trong các khâu, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát
sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm.
- Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành
về chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tính
công khai, dân chủ trên cơ sở lấy ý kiến tham gia đóng góp của cán bộ, công
chức.
- Nghiêm túc thực hiện các quy định về
minh bạch tài sản, thu nhập; kiểm soát có hiệu quả tài sản của người có chức
vụ, quyền hạn. Xây dựng kế hoạch Tự kiểm tra thực hiện công khai, minh bạch năm
2024. Tổ chức rà soát lại quy chế, quy trình làm việc, nhằm sửa đổi, bổ sung,
điều chỉnh để công khai, minh bạch các nhiệm vụ, công việc giải quyết đúng với
quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Chủ động công bố, công khai các thông
tin trong hoạt động của cơ quan, hình thức công khai phải thực hiện đúng theo
quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
- Bố trí sắp xếp việc sử dụng tài sản công
một cách hợp lý đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán
bộ, công chức.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách
thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giải quyết công
việc; tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
Mỹ Duyên