Vĩnh Cửu - Xã Hiếu Liêm : noi-dung-tin Vĩnh Cửu - Xã Hiếu Liêm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
BÀI VIẾT VỀ DI TÍCH KHU ỦY MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Cập nhật16-04-2024 04:15
Khi nhắc đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, không ai là không biết đến một địa danh nổi tiếng. Một địa danh đã đi vào lịch sử, đi vào lòng người "CKĐ", CKĐ là biểu tượng cho cách mạng, cho tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của quân và dân miền Nam nói chung và các tỉnh miền Đông Nam bộ nói riêng.

Nằm trên triền đất thoai thoải từ chân cao nguyên miền Trung chạy về phía Nam và biên giới Campuchia, CKĐ là chiếc gạch nối từ vùng rừng núi bạt ngàn Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung bộ xuống giáp với các đô thị lớn như Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Sài Gòn CKĐ là một kh vực lý tưởng cho việc xây dựng căn cứ, cất dấu lực lượng, dự trữ kho tàng và phát triển mọi hoạt động của một căn cứ kháng chiến. Chiến khu Đ vừa án ngữ một vị trí chiến lược nối nhiều chiến trường ở Nam bộ và là một trạm trung chuyển quan trọng từ miề​n bắc vào miền Nam; vừa có ưu thế của một bàn đạp quân sự đối với các mục tiêu chính trị, quân sự, kinh tế của địch ở Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Đây lại là một địa bàn và nhân dân trên đó – chủ yếu là nông dân bị khánh kiệt ruộng đất mới di cư đến, công nhân cao su và đồng bào dân tộc ít người - có phong trào cách mạng sôi nổi, liên tục suốt từ giữa thế kỷ 19 trở đi. Bên cạnh những ưu điểm trên, vùng đất này cũng có không ít nhược điểm đối với việc xây dựng căn cứ địa, như: khí hậu​ khắc nghiệt không dồi dào sức người sức của, thiếu thốn lương thực. Trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng gắn chặt với cách mạng hai nước láng giềng anh em Lào và Campuchia, và cách mạng nước ta trở thành một bộ phận không thể tách rời cách mạng ba nước Đông Dương, Chiến khu Dương Minh Châu toàn bộ vùng căn cứ Bắc Tây Ninh có những điểm thuận lợi hơn về vị trí địa lý.​

 


        Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, CKĐ tồn tại như một trung tâm kháng chiến ở miền Đông Nam bộ, nơi xây dưng một hình mẫu xã hội mới trong tiềm thức của toàn thể nhân dân miền Đông, cả với những người vào khu đi kháng chiến và những người bị địch kìm kẹp trong vùng bị tạm chiếm. CKĐ được khởi nguồn từ 5 xã: Tân Hòa, Tân Tịch, Mỹ Lộc, Thường Lang và Lạc An thuộc quân Tân Uyên tỉnh Biên Hòa (nay thuộc huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương).

Cuối năm 1930, đồng chí Lưu Văn Viết (bí danh Tư Chà) hoạt động ở Sài Gòn và một số tỉnh miền Tây Nam bộ, trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương và trở về Biên Hòa gây mầm mống cách mạng. Năm 1935, đồng chí Hoàng Minh Châu đã thành lập Chi bộ Đảng Bình Phước - Tân Triều. Chi bộ do đồng chí Hoàng Minh Châu làm Bí thư, đồng chí Tư Phan làm phó Bí thư, gồm các đảng viên Lưu Văn Văn, Lưu Văn Viết, Quách Tỷ, Quách Sanh, Trần Minh Triết. Đây là chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở quận Châu Thành và tỉnh Biên Hòa, là hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh và là nòng cốt để xây dựng Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa.

Năm 1937, Tỉnh uỷ Biên Hòa được thành lập, tháng 7/1940 Tỉnh uỷ đã bí mật xây dựng lực lượng vũ trang tại quận Châu Thành và Tân Uyên do đồng chí Huỳnh Liễn chỉ huy gồm 35 người được trang bị vài khẩu súng trường, giáo mác, gậy tầm vông với tên gọi là Đội du kích Nam kỳ Khởi nghĩa.

 Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11/1940, cuộc khởi nghĩa bùng nổ những bị lộ từ trên, thực dân Pháp nhanh chóng đánh phá các cơ sở khởi nghĩa. cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, phong trào cách mạng bị dìm trong bể máu. Trước sự truy lùng của địch, đồng chí Chín Quì tập hợp bộ phận vũ trang còn lại, khoảng 1 tiểu đội rút vào vùng rừng núi Tân Uyên để bảo tồn và phát triển lực lượng.


Đầu tháng 11/1945, đồng chí Nguyễn Bình được TW cử vào phụ trách công tác quân sự ở Nam bộ, ngày 20/11/1945 đồng chí đã tiệu tập hội nghị quân sự tại An Phú Xã (Thủ Dầu Một). Từ ngày 10 - 17 tháng 12 năm 1945, Hội nghị Quân sự toàn miền Nam được triệu tập, trong hội nghị đã thành lập các Chiến khu 7, 8, 9. Chiến khu 7 - một tổ chức hành chính quân sự - được chính thức thành lập gồm các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa. Đồng chí Nguyễn Bình được chỉ định làm Khu trưởng và đồng chí Trần Xuân Độ làm Chính trị uỷ viên khu đứng chân và xây dựng hệ thống phòng thủ ở Tân Uyên.

Ngày 20/2/1946, Khu bộ Khu 7 họp hội nghị bất thường tại Lạc An, và quyết định xây dựng các căn cứ địa xếp theo vần A, B,C, Đ. Và CKĐ được ra đời từ đó. Theo đồng chí Võ Bá Nhạc nguyên Chánh văn phòng Khu bộ Khu 7 thì các mật danh có ý nghĩa là:

A là căn cứ giao thông liên lạc đóng ở Giáp Lạc

B là căn cứ hậu cần đóng ở Thường Lang

C là khu vực bộ đội thường trực đóng ở sở Ông Đội

Đ là tổng hành dinh Khu 7 đóng ở Hố Ngãi Hoang

Vệ quốc đoàn Biên Hòa (gồm bộ đội Huỳnh Văn Nghệ và bộ đội Châu Thành) và Vệ quốc đoàn Long Thành thống nhất lại, tổ chức thành Chi đội 10, đồng chí Huỳnh Văn Nghệ làm Chi đội trưởng (1.100 người, 380 súng trường, 13 súng máy, 25 tiểu liên, 1 súng cối, được chia làm 3 đại đội A,B,C).

Cuối năm 1946, cuộc chiến tranh lan rộng ra toàn quốc. Trong tháng 12, Thường vụ Trung ương Đảng gửi thư và điện cho Xứ ủy Nam bộ phổ biến chủ trương gấp rút chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, và chỉ thị: “Nhiệm vụ Nam bộ là không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam bộ ra đánh Trung, Bắc”.


Ngày 19 tháng 12 năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, toàn bộ vùng rừng ngang đường 16 trải dọc lưu vực hữu ngạn sông Đồng Nai đổ về thượng nguồn giáp giới Sông Bé – mà cán bộ, bộ đội, nhân dân thường gọi là Chiến khu Đ – trở thành căn cứ địa của Khu 7 và tỉnh Biên Hòa. Chiến khu Đ hình thành. Sự hiện diện vững vàng của nó đã trở thành một biểu tượng kháng chiến để nhân dân khắp nơi hướng về tin tưởng, hy vọng ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến.

Năm 1951, phạm vi CKĐ lúc này có nghĩa là phạm vi huyện căn cứ Đồng Nai được mở rộng, có diện tích khoảng 3.700km2

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, chính sách thực dân cũ của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn thất bại. Đế quốc Mỹ ra sức phá hoại hiệp định, chúng hất cẳng Pháp và nhảy chân vào Đông Dương thiết lập bộ máy chính quyền tay sai do Ngô Đình Diệm là tổng thống và biến miền Nam Việt Nam thành một pháo đài chống cộng ở Đông Dương.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ CKĐ thường được gọi là Khu A (nối liền với khu B bắc Tây Ninh và Khu C tam giác sắt Bến Cát - Củ Chi - Dầu Tiếng). Trung tâm của CKĐ cách thành phố Sài Gòn 30km đường chim bay về phía Đông Bắc, phía Tây giáp tỉnh lộ 16, phía Nam giáp sông Đồng Nai, phía Bắc giáp với biên giới Việt Nam - Campuchia. Là một căn cứ quân sự quan trọng, nơi ra đời, đứng chân hoạt động và là bàn đạp tiến công của lực lượng vũ trang miền Đông và toàn Nam bộ.

Tháng 7 năm 1960, Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Giải phóng miền Đông (hay còn gọi là Quân khu miền Đông) và Khu uỷ miền Đông (với mật danh là T1) được chính thức thành lập, đặt cơ quan lãnh đạo, chỉ huy tại suối Linh (gọi là căn cứ 820) thuộc CKĐ. Khu uỷ miền Đông do đồng chí Mai Chí Thọ (Tám Cao) làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến được cử làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Lâm Quốc Đăng (Tư Thược) làm Chỉ huy phó.

 Di tích căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam bộ giai đoạn từ năm 1962-1967, thuộc bộ phận của CKĐ, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia vào ngày 29/11/1997 bổ sung vào danh mục những địa danh lịch sử quan trọng trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ của quân và dân miền Đông Nam bộ. Di tích được toạ lạc tại xã Hiếu Liêm - Vĩnh Cửu - Đồng Nai.

Để chọn nơi thành lập và xây dựng căn cứ địa cách mạng phải đảm bảo 3 yếu tố: bí mật, an toàn và liên hoàn. Các đồng chí lãnh đạo Khu uỷ đã chọn nơi đây là nơi đứng chân để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng của các tỉnh miền Đông Nam bộ như: Phước Tuy, Phước Long, Long Khánh, Bình Long, Biên Hòa, Tây Ninh.

Tháng 7 năm 1962, trong thư gửi cho TW Cục miền Nam đồng chí Lê Duẩn đã đề cập đến việc xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Thư nêu rõ: “Trong căn cứ địa phải xây dựng địa đạo, đường hầm dài hàng chục kilômét để có thể đối phó với những cuộc đánh phá quy mô bằng bom hoặc đổ bộ đường không”. Quán triệt chỉ thị chủ trương trên, cuối năm 1962 Khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu miền Đông đã có chủ trương phát động đào địa đạo và giao thông hào để đảm bảo an toàn cho Khu ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào. Đội bảo vệ Khu ủy thực hiện công tác đào địa đạo và xây dựng hệ thống phòng ngự khá quy mô ban quanh căn cứ Khu ủy. Các cơ quan thông tin, hậu cần, quân y,... cũng triển khai đào địa đạo nằm dọc theo suối Linh.

Hệ thống giao thông hào có tổng chiều dài 569m, độ sâu từ 50 – 60cm, ngang 60cm. Được chia làm 03 tuyến:

v  Tuyến 1 (tuyến phòng thủ vòng ngoài): nằm ở hướng Tây Nam di tích có chiều dài 142m là nơi dứng chân của lực lượng vệ binh Khu ủy phục vụ cho việc canh gác và chiến đấu.

v  Tuyến 2 (tuyến phòng thủ vòng trong): xuất phát gần hầm ở, làm việc của đồng chí Sáu Chí. Đây cũng là hệ thống giao thông hào phục vụ chiến đấu của vệ binh Khu ủy

v  Tuyến 3 (tuyến nội bộ): tuyến này nối thông giữa nơi ở lãnh đạo Khu ủy với các cơ quan đóng xung quanh, có chiều dài 263m với đường cong uốn lượn. Tuyến này ở khu trung tâm và ở hướng Đông di tích gần suối Linh

Hệ thống địa đạo liên hoàn nối thông giữa tất cả các dãy nhà làm việc với nhau và có tổng chiều dài hơn 264,5m. Lòng địa đạo có chiều cao từ 1m – 1,8m; bề ngang 60 – 70cm. Đỉnh địa đạo hình vòng cung, bề dày tình từ đỉnh so với mặt đất bên trên 2,5 – 3m có nơi trên 3m, toàn bộ hệ thống có lỗ thông hơi.

Để bảo vệ căn cứ từ xa, Khu ủy chỉ đạo xây dựng hệ thống phòng ngự bằng những cây rừng được chặt phủ xuống đan xen nhau có độ dày từ 50m đến 70m bao quanh căn cứ, thành hàng rào chiến đấu bảo vệ căn cứ, bên dưới cắm chông bằng tre và cây cau rừng. Ngoài ra, ở các gốc cây lớn đều có mặt bàn chông sắt 3, 4 mũi phủ đất, lá lên ngụy trang.


Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam bộ giai đoạn 1962-1967, được chia làm 4 trung đội (B). B1 là Văn phòng Khu ủy, B2 Ban Cơ yếu thông tin, B3 Ban quản trị hành chánh, B4 đội Vệ binh Khu uỷ.

Dãy nhà B1 là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Khu uỷ gồm: nhà Bí thư (từ ngày được thành lập có 3 đồng chí giữ cương vị Bí thư Khu uỷ đầu tiên là đồng chí; Mai Chí Thọ (Tám Cao) là Bí thư từ năm 1960 đến đầu năm 1963. Sau đó là đồng chí Phạm Văn Xô (Hai Xô) Bí thư Khu uỷ từ đầu năm 1963 đến cuối năm 1963.

Năm 1962-1963, địch chuyển hướng tấn công dồn dân, lập ấp, cuộc chiến đi vào giai đoạn cam go, để đảm bảo vai trò lãnh đạo của cách mạng miền Nam, TW Cục miền Nam có quyết định đồng chí Mai Chí Thọ và Phạm Văn Xô về TW Cục. Từ cuối năm 1963 đến 1967, đồng chí Nguyễn Trọng Tân (Hai Lực) được cử làm Bí thư Khu ủy. Chỉ huy trưởng đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, Chỉ huy phó đồng chí Lâm Quốc Đăng.

Phó bí thư Khu uỷ là đồng chí Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí, Sáu F) làm phó Bí thư từ năm 1960-1967.

Ngoài ra, còn có nhà làm việc của đồng chí Chánh văn phòng (Ba Trọng Nhân), phó Văn phòng (Lê Văn Thâm), nhà làm việc, phòng họp trên mặt đất và phòng họp ngầm.

Dãy nhà làm việc B2 là nơi làm việc của ban cơ yếu thông tin: nơi đây làm nhiệm vụ tiếp nhận, giải mã truyền đạt tất cả những lượng thông tin, chỉ thị, nghị quyết,…. từ TW đến Khu ủy, từ Khu ủy xuống các tỉnh, các ban ngành và ngược lại. Phụ trách dãy nhà B2 là đồng chí Hà Huy Linh (Hà Đình Bảo, Ba Bảo).

B3 Ban Quản trị hành chánh (nhà Bếp Khu ủy): phục vụ cho các đồng chí trong Ban Thường vụ Khu ủy và các tỉnh, các đơn vị trực thuộc đến làm việc, bố trí sinh hoạt; liên hệ bộ phận văn phòng đưa liên lạc tiếp nhận cán bộ từ nơi khác đến gặp Khu ủy; phụ trách hậu cần trong Khu ủy. B3 do đồng chí Tám Ô, Tám Chánh, Ba Cù phụ trách và một số đồng chí cần vệ riêng của Bí thư và Phó bí thư như Tư Tiến, Ba Đực, Út Toàn,...

Nhà y tế (Ban quân y) là nơi chăm sóc sức khỏe cho các đồng chí trong căn cứ Khu ủy. Như chúng ta đã được biết, trong tất cả các căn cứ kháng chiến từ miền Bắc đến miền Nam không thể thiếu ban quân y, dân y, nhà y tế. Khi các chiến sĩ bị thương trong những trận đánh, tập kích cần phải chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hay phải cưa cắt phẫu thuật do đó ban quân y không thể thiếu. Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến, Ban Quân y rất thiếu thốn về vật dụng y tế và thuốc men. Nếu các chiến sĩ bị thương cần cưa cắt phẫu thuật đi một phần cơ thể mà cơ số thuốc hết thuốc tê, thuốc mê thì đành phải cưa bằng cưa thợ mộc và may vá vết thương bằng kim may vá quần áo. Vào năm 1946, Tướng Huỳnh Văn Nghệ trong một lần đi công tác ngang qua quân y viện, ông đã dừng lại và tự hỏi. Buổi chiều sao lại có hội nghị hay buổi chào cờ mà lại hát Quốc ca, nhưng chỉ có một người hát, tiếng hát được cất lên trong nỗi đau, và cứ hát đi hát lại. Càng hát càng chất chứa nỗi đau tăng dần lên....

                  TIẾNG HÁT QUỐC CA      

                                          Huỳnh Văn Nghệ

Ngựa hồng dừng chân

Bên quân y viện

Giựt mình nghe tiếng quốc ca vang.

Xuống ngựa, buộc chân

Hỏi ra mới rõ

Bác sĩ đang cưa chân

Một thương binh bằng cưa thơ mộc

Bác sĩ vừa cưa vừa khóc

Chị cứu thương nước mặt tràn trề

Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách tre

Người chiến sĩ vẫn mê mãi hát

Cưu cứ cưa, xương cứ đứt

Máu cứ rơi từng giọt đỏ hồng

Hai tay anh siết chặt đôi hông

Dồn đôi phổi vào trong tiếng hát

"Đoàn quân Việt Nam đi

Chung lòng cứu nước"....

Đã hát đi hát lại bao lần

Vẫn chưa đứt xương chân

Vẫn chưa ngừng máu đỏ

Trở nên yên ngựa đi từng bước

Cúi đầu nén nỗi đau thương

Nhưng lửa căm hờn

Bỗng dựng cao đầu ngựa dậy

Cả núi rừng

Như còn lắng nghe lời chiến sĩ

“Tiến mau ra xa trường

Tiến lên! Cùng tiến lên...!”

Và vang trời ngựa hý

Chí phục thù cháy bỏng tay cương

Và người chiến sĩ đó tên là Bùi Xuân Tảo, anh là bội đội địa phương tại Tân Uyên

 Dãy nhà làm việc B4 là tất cả các căn nhà xung quanh căn cứ Khu ủy, làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các đồng chí lãnh đạo và các đồng chí trong căn cứ Khu ủy. Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ tăng gia sản xuất, chuyển tải lương thực thực phẩm về Khu ủy... B4 do các đồng chí Sáu Xê, Ba Lý, Sáu Lố thay nhau phụ trách.


Ngày 07/3/1966, địch mở cuộc hành quân mang tên là thành phố Bạc (Silver city) do Lữ đoàn Dù 173, Lữ đoàn 1, Sư đoàn 1 của Mỹ càn vào căn cứ. Ngày 16/3/1966, ta mở một trận tập kích tại Bàu Sắn, tại trận tập kích ta tiêu diệt gần 1.000 tên, hạ 5 máy bay thu rất nhiều vật dụng quân trang. Sau trận tập kích, để đảm bảo an toàn cho căn cứ thì toàn bộ Khu ủy miền đông Nam bộ kể cả người, của cải và vật chất chuyển giao ra ngã ba Đông Bắc Bà Hào (hay còn gọi là ngã ba Suối Thùng). Sau khi ta chuyển đi được vài giờ  đã có một loạt bom B52 đã rải thảm vào căn cứ Khu ủy, nhưng rất may chúng ta không thiệt hại về người.

Tháng 10/1967, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968, các khu được giải thể để thành lập các phân khu, hình thành 5 cánh trên 5 hướng tiến công vào thành phố Sài Gòn (1 Phân khu nội ô và 5 Phân khu xung quanh Sài Gòn).

·  Phân khu 1 - hướng Tây Bắc, gồm các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp (Gia Định), Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương), Trảng Bàng (Tây Ninh)

·  Phân khu 2 - hướng Tây, gồm: Tân Bình, Bắc Bình Chánh, các quận 3,5,6 (Sài Gòn), và các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Thủ (Long An)

·  Phân khu 3 – hướng Nam, gồm : Nhà Bè, Nam Bình Chánh, các quận 2,4,7,8 (Sài Gòn) và huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An)

·  Phân khu 4 - hướng Đông, gồm các quận 1,9,10 (Sài Gòn), Thủ Đức, Cần Giờ (Gia Định), Long Thành, Nhơn Trạch, huyện cao su Bình Sơn (Biên Hòa)

·  Phân khu 5 - hướng Bắc, gồm : Phú Nhuận, Bắc Thủ Đức (Sài Gòn), và các huyện Tân Uyên, Độc Lập (Biên Hòa), Phú Giáo, Lái Thiêu, Dĩ An, Châu Thành, thị xã Thủ Dầu Một).

·  Phân khu trung tâm, gồm vùng nội đô Sài Gòn

Ngoài 6 phân khu nói trên, các tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa (U1), Tây Ninh và khu 10 được giữ nguyên trực thuộc bộ chỉ huy miền và TW Cục miền Nam

 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
Tiếng Việt | English
tim kiem