HUYỆN ỦY NHƠN TRẠCH
ĐẢNG ỦY XÃ ĐẠI
PHƯỚC
Số 35 - QĐ/ĐU
|
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đại Phước, ngày 17 tháng 01 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế tiếp dân, đối thoại trực tiếp
với dân và xử lý
những phản ánh, kiến nghị của dân, của đồng chí
Bí thư Đảng ủy
---------------------
Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18 tháng 02
năm 2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc
tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ảnh, kiến nghị của
dân;
Căn cứ Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 của
Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng
bộ xã Đại Phước khoá V, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Theo đề nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy xã Đại Phước,
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ ĐẠI PHƯỚC
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tiếp dân, đối thoại trực
tiếp với dân và xử lý phản ánh, kiến nghị của dân, của đồng chí Bí thư Đảng
ủy”.
Điều 2. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Đại Phước; người thực hiện quyền kiến
nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Thường trực Huyện ủy (để b/cáo);
- Văn phòng Huyện ủy (để b/c);
- Các đồng chí Đảng ủy viên;
- Các Chi bộ trực thuộc;
- Các ban, ngành, MTTQ, đoàn thể
trực thuộc;
- Bộ phận tiếp công dân của xã Đại
Phước;
- Lưu VPĐU.
|
T/M BAN CHẤP HÀNH
THƯỜNG TRỰC ĐẢNG ỦY
Phạm Thành Công
|
QUY CHẾ
Tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý
những phản ánh,
kiến nghị của dân, của đồng chí Bí thư Đảng ủy
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35-QĐ/ĐU ngày
17/01/2021
của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đại Phước)
--------------------
I- QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh:
1. Quy chế này quy định về mục đích, nguyên tắc,
nội dung hoạt động tiếp dân, đối thoại trực tiếp của đồng chí Bí thư Đảng ủy
thị trấn Vĩnh Lộc với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên; mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm của
các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia tiếp dân cùng đồng chí Bí thư Đảng ủy.
2. Quy chế này áp dụng đối với đồng chí Bí thư
Đảng ủy thị trấn Vĩnh Lộc; người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và các
tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích tiếp dân, đối thoại, xử lý
những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân:
1. Tiếp nhận các thông tin kiến nghị, phản ánh,
góp ý những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; về công tác xây dựng đảng, xây
dựng chính quyền và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, của các
ban, ngành, đơn vị trực thuộc.
2. Chỉ đạo giải quyết những phản ánh, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, của Ban Chấp hành
Đảng bộ và Ban Thường vụ Đảng ủy thị trấn Vĩnh Lộc. Đối với các nội dung không
thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải
quyết theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Hướng dẫn, giải thích, đối thoại cho công dân
nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
các quy định của Tỉnh, Huyện, nội quy, quy định của địa phương và thực hiện
quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đúng quy định.
Điều 3. Nguyên tắc trong tiếp dân, đối thoại, xử
lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo của dân:
1. Tuân thủ các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân và nhiệm vụ, quyền hạn của
đồng chí Bí thư Đảng ủy.
2. Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải
quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo của dân phải tôn trọng,
lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân; đảm bảo dân chủ, công tâm, khách quan,
kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi
cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy
định hiện hành.
3.Các đơn vị, bộ phận chuyên môn liên quan có
trách nhiệm phối hợp, cung cấp thôngtin tài liệu có liên quan đến việc tiếp
dân, đối thoại, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo yêu cầu của đồng
chí Bí thư Đảng ủy, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc cung cấp, trao đổi
thông tin phải kịp thời, đúng thời gian, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; đáp ứng yêu cầu công tác tiếp dân, giải quyết
phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tốcáo.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP DÂN,
ĐỐI THOẠI VÀ XỬ LÝ NHỮNG PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ CỦA
DÂN
Điều 4. Thời gian tiếp dân, đối thoại với dân
của đồng chí Bí thư Đảng ủy:
1. Đồng chí Bí thư Đảng ủy tiếp dân, đối thoại
với dân định kỳ mỗi tháng 02 lần vào ngày mùng 05 và ngày 20 hằng tháng. Nếu
trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì sẽ điều chỉnh vào ngày làm việc tiếp theo.
Trường hợp vì lý do khách quan không thể thực hiện được việc tiếp dân theo lịch
đã thông báo thì có thể lùi lịch tiếp dân sang thời gian khác (có lịch hẹn cụ thể).
2. Đồng chí Bí thư Đảng ủy tiếp dân, đối thoại
đột xuất với dân trong các trường hợp sau:
- Khi có vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài, có
nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, đơn vị.
- Vụ việc có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn địa phương.
- Các trường hợp cần thiết khác.
3. Lịch tiếp dân, đối thoại với dân của
đồng chí Bí thư Đảngủy được niêm yết công khai tại phòng tiếp dân Công sở
thị trấn Vĩnh Lộc và Phòng tiếp công dân.
Điều 5. Địa điểm tiếp dân của đồng chí Bí thư
Đảng ủy:
Thực hiện việc tiếp dân, đối thoại định kỳ với
dân theo lịch thông báo tại Phòng tiếp công dân - Công sở thị trấn Vĩnh Lộc
(Khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc).
Điều 6. Thành phần tham gia tiếp dân, đối thoại
với dân cùng đồng chí Bí thư Đảng ủy:
1. Thành phần tham gia tiếp dân, đối thoại định
kỳ với dân, gồm:
- Đồng chí Chủ tịch UBND hoặc đồng chí phó Chủ
tịch UBND thị trấn Vĩnh Lộc (Do Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Lộc phân công), Văn
phòng Đảng uỷ, Văn phòng UBND, Công chức Tư pháp và cán bộ, công chức chuyên
môn có liên quan khi được yêu cầu.
Trường hợp vì lý do khách quan, mà các cán bộ,
công chức có liên quan không tham gia được thì thông báo với Bộ phận tiếp công
dân hoặc Văn phòng Đảng ủy để báo cáo đồng chí Bí thư Đảng ủy.
2. Tùy vào trường hợp cụ thể, đồng chí Bí thư
Đảng ủy quyết định thời gian, địa điểm, thành phần tham gia tiếp dân, đối thoại
đột xuất với dân. Văn phòng Đảng ủy, Bộ phận tiếp công dân thị trấn Vĩnh Lộc có
trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan chuẩn bị nội dung và
các công việc có liên quan để phục vụ tiếp dân, đối thoại đột xuất với dân của
đồng chí Bí thư Đảng ủy.
Điều 7. Công tác chuẩn bị trước khi tổ chức tiếp
dân, đối thoại với dân:
1. Tổ chức, cá nhân đến làm thủ tục đăng ký tiếp
dân tại Phòng tiếp công dân -Công sở thị trấn Vĩnh Lộc (Qua Văn phòng
UBND thị trấn Vĩnh Lộc hoặc Bộ phận tiếp công dân của địa phương). Việc
đăng ký có thể tiến hành trước hoặc trong ngày tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí
thư Đảng ủy. Trên cơ sở tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ
chức, cá nhân, Văn phòng Đảng ủy phối hợp với Bộ phận Tiếp công dân xem xét,
phân loại vụ việc, hướng dẫn công dân lập phiếu đăng ký và báo cáo đồng chí Bí
thư Đảng ủy.
2. Trên cơ sở đăng ký của tổ chức, cá nhân, Văn
phòng Đảng ủy phối hợp với Văn phòng UBND, Bộ phận Tiếp công dân thị trấn Vĩnh
Lộc và các cán bộ, công chức chuyên môn, ban, ngành có liên quan xem xét, chuẩn
bị nội dung, tài liệu (nếu có) báo cáo đồng chí Bí thư Đảng ủy và đề xuất hướng
xử lý, trả lời, đối thoại đối với từng trường hợp. Đồng thời, xây dựng chương
trình, kế hoạch tổ chức buổi tiếp dân, đối thoại, dự báo các tình huống, chuẩn
bị các phương án để buổi tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân đạt kết quả.
Điều 8. Tổ chức thực hiện tiếp dân, đối thoại
với dân:
1. Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng UBND, Bộ phận
tiếp công dân thị trấn Vĩnh Lộc có trách nhiệm thông báo chương trình, nội
dung, nội quy, thời gian buổi tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân; cử thư ký
ghi biên bản hội nghị.
2. Đồng chí Bí thư Đảng ủy chủ trì buổi tiếp
dân, đối thoại trực tiếp với dân, theo nguyên tắc tiếp theo thứ tự tổ chức, cá
nhân đã đăng ký; trường hợp có nhiều người cùng phản ánh, kiến nghị, khiếu nại,
tố cáo về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì tiếp người đại diện.
3. Cá nhân, người đại diện tổ chức trình bày nội
dung và xuất trình hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung phản ánh, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo.
4. Đồng chí Bí thư Đảng ủy trao đổi, giải thích,
đối thoại với người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hoặc yêu cầu các cán
bộ, công chức chuyên môn, ban, ngành có liên quan phát biểu làm rõ các nội dung
liên quan đến vụ việc.
5. Đồng chí Bí thư Đảng ủy sẽ tổng hợp, kết luận
đối với từng nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá
nhân, cụ thể như sau:
- Đối với phản ánh, kiến nghị, khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của đồng chí Bí thư Đảng ủy, có nội dung,
căn cứ rõ ràng, cụ thể thì tiếp nhận, xem xét, giải quyết ngay. Trường
hợp phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền nhưng nội
dung không rõ ràng, chưa có căn cứ giải quyết hoặc nội dung phức tạp thì tiếp
nhận, giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức chuyên môn, ban, ngành có liên
quan kiểm tra, xác minh để giải quyết.
- Đối với phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết hoặc vụ việc có liên quan
đến các cơ quan của các cấp khác nhau thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản ánh,
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền để được
giải quyết.
Điều 9. Tổ chức thực hiện sau khi kết thúc buổi
tiếp dân, đối thoại với dân:
1. Kết thúc việc tiếp dân, đối thoại với dân tuỳ
từng trường hợp cụ thể, Văn phòng Đảng ủy tham mưu văn bản Thông báo kết luận
của đồng chí Bí thư Đảng ủy.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi
tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, Văn phòng Đảng ủy tham mưu
Thông báo bằng văn bản đến người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc
tiếp nhận để giải quyết hoặc đã chuyển, chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền xử
lý, giải quyết (nêu rõ cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết để
người dân biết).
Nếu phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo phức
tạp, thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều tổ chức, đơn vị cần có thêm thời
gian xem xét xử lý, thì thời hạn có thể kéo dài; nhưng không quá 15 ngày làm
việc kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi
nhận được phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo do đồng chí Bí thư Đảng ủy
chuyển, chỉ đạo giải quyết, cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết
phải có văn bản báo cáo đồng chí Bí thư Đảng ủy và Thông báo bằng văn bản cho
người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về kết quả tiếp nhận để giải quyết
và chỉ đạo giải quyết.
III- TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ
ĐẢNG ỦY; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN KHI ĐẾN NƠI TIẾP CÔNG DÂN
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của đồng chí Bí thư
Đảng ủy:
1. Tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp
nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; yêu cầu tổ chức, cá nhân cung
cấp thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung phản ánh, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo.
2. Giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân
đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo chấp hành chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kết luận, quyết định giải quyết
đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; hướng dẫn người
phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan, tổ chức hoặc người có
thẩm quyền giải quyết.
3. Trực tiếp xử lý hoặc chỉ đạo các tổ chức, đơn
vị, người có thẩm quyền xử lý, giải quyết, thông báo kết quả xử lý phản ánh,
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cho công dân biết.
4. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và những
thông tin cá nhân khác của người tố cáo.
5. Yêu cầu người vi phạm Nội quy nơi tiếp
công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan
chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người phản ánh,
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo:
1. Xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền
(nếu có) như: Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Giấy tờ tùy thân khác do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự
hướng dẫn của cán bộ tiếp dân và nội quy công sở của cơ quan, đơn vị.
3. Được tiếp theo thứ tự, phải trình bày trung
thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tôn trọng sự hướng dẫn của cán bộ tiếp
dân.
4. Không được lợi dụng quyền phản ánh, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự tại
Công sở, tại phòng làm việc tiếp dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản
trở cán bộ tiếp dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, đơn vị.
5. Trường hợp có nhiều người cùng phản ánh, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải cử đại
diện để trình bày nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với cán bộ
tiếp dân.
6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người phản
ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và chấp hành
nghiêm nội quy tiếp công dân.
7. Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm
khi chưa có sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân.
8. Giữ gìn vệ sinh, trật tự, đảm bảo mỹ quan
trước và trong khuôn viên Công sở, nơi tiếp công dân. Không được tự ý di chuyển
hoặc làm hư hỏng tài sản của Công sở, nơi tiếp công dân.
9. Hết giờ làm việc, mọi công dân phải ra khỏi
nơi tiếp công dân và Công sở, không được lưu lại dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 12. Các trường hợp từ chối tiếp dân và lập
biên bản yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật:
1. Người trong tình trạng không làm chủ được
hành vi của mình do dùng chất kích thích; người đã được cơ quan có thẩm quyền
xác định mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác dẫn tới mất hoặc hạn chế năng
lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, đã được cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và được
tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình phản ánh, kiến nghị, khiếu nại,
tố cáo kéo dài.
3. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ
chức, đơn vị, người tiếp công dân và người thi hành công vụ; có hành vi cản
trở, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường tại Công sở, nới tiếp công dân
hoặc vi phạm Nội quy nơi tiếp dân.
4. Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng
để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác nhằm gây rối, xuyên tạc, nói xấu chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
IV- TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM MƯU,
PHỤC VỤĐỒNG CHÍ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY TIẾP DÂN
Điều 13. Trách nhiệm phối hợp và thực hiện Quy
chế:
1.Căn cứ nội dung sự việc, Bộ phận tiếp dân phối
hợp với Văn phòng Đảng ủy mời, thông báo cho các ban, ngành, bộ phận, cán bộ,
công chức có liên quan phải tham gia tiếp dân, đối thoại với dân cùng với đồng
chí Bí thư Đảng ủy theo quy định tại Phòng Tiếp công dân - Công sở thị trấn
Vĩnh Lộc.
2.Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng UBND phối hợp với
Bộ phận Tiếp công dân thị trấn Vĩnh Lộc đón tiếp, hướng dẫn công dân; chuẩn bị
hồ sơ, tài liệu có liên quan để tham mưu phục vụ Bí thư Đảng ủy tiếp dân.
3. Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của nơi
Tiếp công dân và Công sở làm việc; sự điều hành của đồng chí Bí thư Đảng ủy.
Điều 14. Trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá
nhân:
1. Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng UBND phối hợp
với Bộ phận tiếp công dân thị trấn Vĩnh Lộc tham mưu Lịch tiếp dân của đồng chí
Bí thư Đảng ủy; chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết để đồng chí Bí thư
Đảng ủy tiếp dân; bố trí cán bộ, công chức theo dõi, ghi chép trong quá trình
đồng chí Bí thư Đảng ủy tiếp dân; phối hợp với các tổ chức, đơn vị, bộ phận
chuyên môn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan đếnphản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các phản
ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được đồng chí Bí thư Đảng ủy giao thực hiện.
2. Văn phòng Đảng ủy, UBND và Bộ phận Tiếp công
dân thị trấn Vĩnh Lộc có trách nhiệm phối hợp đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện
cần thiết để đồng chí Bí thư Đảng ủy tiếp dân; đón tiếp, hướng dẫn công dân và
tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến phản ánh, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo; phối hợp với cơ quan công an đảm bảo an ninh, trật tự, an
toàn nơi tiếp dân.
3. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh
Lộc, Trưởng các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm kiểm
tra, xử lý và giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo
thẩm quyền khi được đồng chí Bí thư Đảng ủy kết luận, giao nhiệm vụ.
Điều 15. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an
toàn tại nơi tiếp dân:
1. Ban Công an chịu trách nhiệm về đảm bảo an
ninh trật tự an toàn xã hội tại Công sở và nới Tiếp công dân; bảo đảm an toàn
cho người tiếp công dân và người đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố
cáo; xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, người có hành vi gây rối trật tự,
xúc phạm, đe dọa, lôi kéo, kích động, xúi giục người khác tụ tập đông người
khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
2. Đồng chí Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố,
Trưởng Ban công tác Mặt trận nơi phát sinh vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông
người có trách nhiệm cùng với MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể thị trấn Vĩnh Lộc
tuyên truyền, vận động, thuyết phục công dân chấp hành đúng quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo theo quy định; không để mất ổn định tình hình, xảy ra
vụ việc phức tạp về an ninh trật tự tại địa phương, đơn vị.
Điều 16. Kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết phản
ảnh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo:
1. Văn phòng Đảng ủy chủ trì, phối hợp với Bộ
phận Tiếp công dân thị trấn Vĩnh Lộc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghiêm
túc kết luận, chỉ đạo của đồng chí Bí thư Đảng ủy qua mỗi kỳ tiếp dân, đối
thoại với dân.
2. Đối với những phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo do đồng chí Bí thư Đảng ủy chuyển đến ban, ngành, bộ phận có thẩm
quyền giải quyết, nếu quá thời hạn quy định mà không giải quyết, thì người đứng
đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Ban Chấp
hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy và pháp luật hiện hành.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, UBKT Đảng ủy phối
hợp Văn phòng Đảng ủy và Bộ phận Tiếp công dân kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp dân, đối thoại với dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết, xử lý vụ việc, nhất là các vụ việc đã được
lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND chỉ đạo, đôn đốc giải quyết; đồng thời báo cáo kết
quả với đồng chí Bí thư Đảng ủy.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17.Chấp hành Quy chế:
1. Đồng chí Bí thư Đảng ủy; tổ chức, cá nhân
người thực hiện quyền kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo; các cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện Quy chế này.
2. Văn phòng Đảng ủy chủ trì, phối hợp với Văn
phòng UBND, UBKT Đảng ủy và Bộ phận Tiếp công dân hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện Quy chế này; định kỳ hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, một
năm và khi có vấn đề đột xuất phải tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình, kết
quả đồng chí Bí thư Đảng ủy tiếp dân và chỉ đạo xử lý, giải quyết phản ánh,
kiến nghị, tố cáo của nhân dân, bảo đảm đúng yêu cầu, tiến độ theo Quy định số
11-QĐi/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của
người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý
những phản ảnh, kiến nghị của dân;
3. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu phát
sinh khó khăn, vướng mắc, hoặc có những điểm không phù hợp, Văn phòng Đảng ủy
phối hợp với các ban, ngành, bộ phận, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất,
báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc theo quy
định.
-------------------------------