2. Tổ chức bảo trì nhiệm vụ: Trường Đại học Đồng Nai
3. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Quyết
Các cá nhân tham gia:
Stt
|
Họ và
tên
|
Học
hàm, học vị
|
Giới
tính
|
1
|
Lương Hồng
Quang
|
PGS.TS.
|
Nam
|
2
|
Phạm
Thanh Kiều
|
TS
|
Nam
|
3
|
Lương
Thúy Nga
|
CN
|
Nữ
|
4
|
Nguyễn
Xuân Thanh
|
Ths
|
Nam
|
5
|
Lưu Ngọc
Tuấn
|
Ths
|
Nam
|
6
|
Phạm Thị
Như Quỳnh
|
Ths
|
Nữ
|
7
|
Đặng
Quang Tài
|
Ths
|
Nam
|
8
|
Nguyễn
Bích Ngọc
|
CN
|
Nữ
|
4. Mục tiêu nhiệm vụ:
Mục đích của đề tài là đánh giá hiện trạng
đời sống văn hóa nông thôn hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, đề tài giúp cho chính quyền địa phương các giải
pháp và chính sách xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn, một số mô hình xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở cho các cộng đồng nông thôn; giúp cho các cộng đồng
dân cư nông thôn ở Đồng Nai bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống,
đồng thời giao lưu, tiếp thu những văn hóa tiến bộ, phù hợp cũng như phòng chống
những văn hóa xấu, ảnh hưởng sự phát triển trong quá trình giao lưu; góp phần
tích cực vào việc triển khai hiệu quả Đề án của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển
văn hóa nông thôn đến 2015, định hướng đến năm 2020, vào quá trình xây dựng
nông thôn mới trong quá trình CNH, HĐH ở Đồng Nai.
5. Kết quả thực hiện:
Khu vực nông
thôn và đời sống văn hóa nông thôn là một bộ phận quan trọng của xã hội Việt
Nam nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Thực tế cũng cho thấy sự quan trọng khi
đời sống văn hóa của người dân ở nông thôn được thường xuyên nâng cao sẽ góp phần
tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, người dân nhận thức được
ý nghĩa thiết thực của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng
nông thôn, nông nghiệp, đời sống nông dân ngày càng tốt đẹp hơn nên, đồng lòng,
tích cực góp sức lực cùng Nhà nước khắc phục khó khăn, phòng chống, bài trừ các
tệ nạn xã hội để cùng phát triển bền vững chung đất nước. Đó là ý nghĩa của việc
xây dựng ĐSVH nông thôn giúp người dân ngày càng ý thức tích cực hơn để đạt được
các mục tiêu: dân biết, dân bàn, dân làm, kiểm tra, dân hưởng thụ. Trong thời
gian qua, nhiều chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển văn hóa được Đảng
và Nhà nước ban hành nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của
khu vực nông thôn.
Mặc dù, những mức
đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển văn hóa nông thôn có tăng lên, tuy nhiên
chưa đáp ứng được những nhu cầu phát triển của thực tế.
Đồng Nai là một
tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam Bộ. Trong thời gian qua, Đồng Nai đã ghi nhận về
sự phát triển nhanh mạnh về kinh tế, xã hội. Đặc biệt là tốc độ đô thị hóa và sự
phát triển của các khu công nghiệp trong tỉnh. Từ sau khi thực hiện Đề án của
UBND tỉnh và Kế hoạch 97 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cơ cấu
kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã chuyển dịch theo hướng tích cực, thương mại,
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ
tầng xã hội nông thôn từng bước được cải thiện... Song song với ổn định và phát
triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực
về cơ sở hạ tầng.
Trên góc độ xây
dựng đời sống văn hóa nông thôn, Đồng Nai từ khi bắt tay xây dựng nông thôn mới,
tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp luôn tăng đều, điều này tác động rất lớn tới
đời sống văn hóa nông thôn Đồng Nai. Trước hết, hệ thống chiết chế văn hóa
trong quá trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Đời
sống văn hóa của người nông dân được nâng cao. Nói chung, trong những năm qua
nông thôn Đồng Nai đã được hưởng thụ những thành quả to lớn do đời sống được
nâng cao, khoa học- công nghệ phát triển. Giao thông nông thôn thuận lợi, có đủ,
điện đường, trường, trạm. Các điểm văn
hóa xã, nhà văn hóa, bưu điện văn hóa được quan tâm xây dựng. Mạng lưới câu lạc
bộ, đội nghệ thuật quần chúng tham gia sinh hoạt trong các trung tâm văn hóa có
xu hướng tăng và đa dạng hóa trong các hình thức hoạt động. Phong trào Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá với trọng tâm là xây dựng nếp sống văn hoá cộng
đồng làng, xã, cơ quan, gia đình văn hoá,... nhận được sự đồng thuận cao và hưởng
ứng tham gia của các tầng lớp trong xã hội. Các trung tâm văn hóa - thể thao được
xây dựng và có đầy đủ các bộ môn nên ngày một thu hút đông đảo nhân dân đến
sinh hoạt và hoạt động thể dục thể thao; đài truyền thanh hoạt động có chất lượng,
hiệu quả, thông tin kịp thời các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước đến với nhân dân. Tình hình an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội
trên luôn được giữ vững; môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ và ngày càng
cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nhận thức của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ công chức, lực lượng vũ trang và mọi người
dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông thôn được nâng
lên, tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện...
Tuy nhiên, nhìn
chung mức hưởng thụ văn hóa ở làng, xã chưa cao. Mức chi tiêu cho vui chơi giải
trí ở nông thôn Đồng Nai chưa nhiều. Các địa phương cũng chú trọng xây dựng TT
VHTT, nhà văn hóa ấp, nhưng chủ yếu mới
chỉ là nơi để hội họp, sinh hoạt tập thể. Ở miền núi, vùng cao của nông thôn Đồng
Nai, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc vẫn còn khó khăn. Các hoạt động
tổ chức không được thường xuyên, mức độ hoạt động còn sơ sài, nghèo nàn nội
dung. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia
đình văn hóa, ấp văn hóa phát triển chưa thật đồng đều, tính bền vững chưa cao;
hiệu quả của phong trào còn nhiều hạn chế.
Trong bối cảnh
chung của sự phát triển, đặc biệt là sự phát triển của các KCN, khu chế xuất,
các làng xã ở tỉnh Đồng Nai chịu ảnh hưởng của xu hướng chung là: chất lượng đô
thị hóa chưa cao với một loạt các vấn đề quá tải về cơ sở hạ tầng, nước sạch, vệ
sinh môi trường; luồng di dân ào ạt từ các nơi khác tập trung về, với tất cả những
thuận lợi và khó khăn của nó, đặt cho các cộng đồng dân cư tại đây có những vấn
đề bất cập trong tiến trình phát triển.
Bên cạnh đó,
chính quyền các cấp trong tỉnh cần có một sự phân tích, đánh giá đầy đủ về đặc
điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương cũng như thực trạng hoạt động,
phát triển đời sống văn hóa của các cộng đồng nông thôn. Đây là một trong những
nhiệm vụ quan trọng giúp các nhà quản lý có một cái nhìn trực quan hơn về thực
trạng đời sống văn hóa cơ sở, từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch phù hợp.
Hiện nay, khu vực
nông thôn của tỉnh Đồng Nai có thể chia thành 3 tiểu vùng văn hóa nông thôn
như: khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, khu vựng nông thôn vùng đồng bằng và
khu vực nông thôn phát triển (tiêp giáp với khu vực đô thị). Theo đặc điểm địa
lý, và xã hội (thành phần tộc người), mỗi tiểu vùng có những đặc điểm văn hóa
khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm đó, các nhà quản lý có thể xây dựng các hình thức
hoạt động văn hóa cơ sở phù hợp với đặc điểm của mỗi cộng đồng.
Các giải pháp về
việc xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2014-2020, tầm
nhìn 2030, ngoài những nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách; thúc đẩy
sự tham gia của cộng đồng địa phương với vai trò làm chủ về đời sống văn hóa của
họ thì việc xây dựng các mô hình hoạt động gắn với đặc điểm mỗi cộng đồng nông
thôn là một nhiệm vụ cần thiết. Trong mô hình đó, những lộ trình kế hoạch triển
khai xây dựng đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng sẽ được lập trình một cách cụ
thể, trên nguyên tắc hướng dẫn, điều tiết của Nhà nước và nâng cao dần tính chủ
thể của cộng đồng; phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hóa (thiết chế văn
hóa truyền thống và thiết chế văn hóa mới); phát huy đa dạng các nguồn lực tại
chỗ...
Trong quá trình
xây dựng đất nước phát triển bền vững, chủ động hội nhập quốc tế, giữ được bản
sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những giá trị văn hóa thích hợp, vận dụng văn
minh, tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất, sinh sống thì vấn đề xây
dựng đời sống văn hóa nông thôn cần phải được quan tâm đầu tư để trở thành một
động lực hữu hiệu. Có như vậy xây dựng đời sống văn hóa nông thôn sẽ được Đảng,
chính quyền và cộng đồng nông thôn chung sức xây dựng ngày càng tốt hơn cho mỗi
người, mỗi gia đình, mỗi làng, ấp, xã, huyện góp phần phát triển nông thôn vững
chắc, đồng bộ; cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân thật sự ổn định,
tiến bộ và hạnh phúc./.
6. Thời gian thực
hiện dự án: 18 tháng; từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2020
7. Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí: 379.940.000 đ
-NSNN hỗ trợ: 379.940.000 đ