Long Khánh - Xã Bình Lộc : Nội dung - Nông thôn mới Long Khánh - Xã Bình Lộc
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Nhiều nông dân vươn lên làm giàu từ chăn nuôi Cập nhật10-12-2021 08:50
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, đến nay nhiều nông dân trên địa bàn Đồng Nai đã vươn lên trở thành những “tỷ phú nông dân”, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Ông Nguyễn Tấn Hậu, Chủ trại heo tại huyện Long Thành sử dụng Smarphone kiểm tra quy trình chăn nuôi.

Đồng Nai được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước với 2 loại vật nuôi chủ lực là heo và gà. Với điều kiện chăn nuôi thuận lợi, nhiều nông dân đã mạnh dạn bỏ vốn lớn để đầu tư mô hình chăn nuôi theo hướng hiện đại.

Là một trong những nông dân của tỉnh Đồng Nai giàu lên nhờ sớm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong chăn nuôi, ông Lâm Thanh Đức, Chủ trang trại nuôi gà công nghệ cao Thanh Đức (xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc) đã xây dựng và phát triển trang trại của mình theo mô hình hoàn toàn khép kín. Từ quy mô chăn nuôi hộ gia đình, ông đã phát triển thành trang trại nuôi gà đẻ đầu tư dây chuyền sản xuất tự động từ khâu cho ăn đến thu hoạch trừng, xử lý và đóng gói...  Trang trại nuôi gà công nghệ cao cũng đầu tư hệ thống tự động thu gom phân chế biến thành phân vi sinh, xử lý được mùi và vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Trại chăn nuôi gà công nghệ cao đang đầu tư thêm công nghệ để sản xuất phân gà hữu cơ. Ông Lâm Thanh Đức cho biết, “với quy mô chăn nuôi hơn 270.000 con gà theo dây chuyền khép kín từ khâu sản xuất giống, thức ăn đến xử lý, đóng gói sản phẩm, trang trại nuôi gà công nghệ cao của tôi chỉ cần 15 lao động, trong khi nuôi theo cách truyền thống cần hơn 80 người”.

Theo đó, ông Đức chỉ cần kiểm tra phần mềm máy tính gắn với mạng lưới camera giám sát là nắm được mọi hoạt động của trang trại nuôi gà công nghệ cao, kể cả lượng nước uống, thức ăn tiêu thụ hàng ngày của vật nuôi. Nhờ đó, sản phẩm trứng gà không chỉ tiêu thụ tốt tại nội địa mà còn xuất khẩu đi Nhật Bản.


Trại heo của ông Nguyễn Tấn Hậu, xã Tân Hiệp (huyện Long Thành) là một trong những trang trại có quy mô lớn nhất vùng và được đầu tư khá hiện đại theo hướng công nghệ cao. Toàn bộ hệ thống gần 20 dãy trại đều được gắn điều hòa nhiệt độ và áp dụng dây chuyền cho ăn, xử lí chất thải hoàn toàn tự động. Đặc biệt, với hệ thống cho ăn bằng chíp điện tử, heo có thể ăn nhiều bữa trong ngày, tuy nhiên lượng thức ăn lại được quản lý chặt không để heo ăn dư thừa lượng cám. Nhờ hệ thống đọc số trên tai heo, nếu  heo đã ăn đủ khẩu phần trong bữa, máy sẽ không nhả tiếp thức ăn. Không chỉ tiết kiệm đầu vào, hệ thống này còn đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển của đàn nái. Hiện bình quân mỗi năm, hơn 1.200 con nái của trang trại có thể cung cấp ra thị trường đều đặn 20.000 con nái giống, giúp chủ trại thu về một khoản lợi nhuận cả chục tỷ đồng.

“Ngoài việc giảm được giá đầu vào, chủ động kiểm soát dịch bệnh, việc ứng dụng mô hình chăn nuôi công nghệ cao còn giúp tạo ra đàn vật nuôi có thể truy xuất nguồn gốc, đảm bảo không tồn dư kháng sinh khi xuất bán”, ông Hậu chia sẻ.

Tương tự, trang trại nuôi heo của bà Lành Thị Triều, ấp Thọ An, xã Bảo Quang (TX. Long Khánh) là một trong những trang trại đầu tiên ở Ðồng Nai được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP. Toàn bộ trang trại rộng gần cả chục hécta được gia đình đầu tư bài bản và hoàn toàn khép kín, áp dụng dây chuyền chăn nuôi tiên tiến nhất.

Theo bà Triều, nhờ áp dụng chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao và an toàn đã giúp trang trại giảm rất nhiều chi phí. “Hiện tại mỗi năm, trang trại xuất bán từ 500 - 600 tấn heo hơi, mang lại nguồn thu hơn 30 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi có nguồn lợi nhuận hơn 7 tỷ đồng từ con heo”, bà Triều cho hay.

Minh Thư

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.