Vĩnh Cửu - Xã Tân Bình : Tổng quan KTXH Vĩnh Cửu - Xã Tân Bình
Chào mừng quý vị đến với Website xã Tân Bình - Vĩnh Cửu
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tổng quan KTXH

 
New Page 1



1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Nằm ở phía Nam của trung tâm huyện Vĩnh Cửu và cách trung tâm huyện 40 km với tổng diện tích 1.116,72m2.

Diện tích đất tự nhiên: Diện tích đất tự nhiên là 1.116,72ha

+ Phía bắc giáp xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía nam giáp xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía tây giáp xã sông Đồng Nai;

+ Phía đông giáp xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

 

2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Xã Tân Bình được chia thành 05  ấp gồm: ấp Bình Lục, ấp Bình Phước, ấp Tân Triều, ấp Vĩnh Hiệp và ấp Bình Ý.

 

3. ĐỊA HÌNH

Xã Tân Bình có 2 dạng địa hình chính: đồi ít dốc và đồng bằng

- Địa hình đồi ít dốc: Chiếm khoảng 19% diện tích tự nhiên, được phân bố trên nền phù sa cổ có độ dốc<80. Tập trung ở ấp Bình Ý và một phần phía Nam của ấp Bình Phước. Địa hình này thuận lợi cho phát triển trồng cây lâu năm đặc biệt là cây ăn quả.

- Địa hình đồng bằng: Là nơi phân bố trầm tích Holocene, gồm các dạng sau:

Dạng bằng trũng: tập trung ở các ấp: Bình Lục, Bình Phước, Vĩnh Hiệp và Tân Triều. Dạng địa hình này hầu như ngập nước quanh năm, vì vậy chỉ phù hợp cho việc trồng lúa.

Dạng bằng thấp: Phân bố chủ yếu ở ấp Vĩnh Hiệp và ven rạch Bến Cá ấp Tân Triều. Dạng địa hình này có thời gian ngập nước nhỏ hơn 4 tháng trong năm, vì vậy thuận lợi cho việc trồng lúa và hoa màu.

Dạng bằng cao: Phân bố ở các ấp Tân Triều, Vĩnh Hiệp, Bình Phước. Dạng địa hình này cao, thoát nước tốt, thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm (nhất là cây ăn quả) và hoa màu.

Nhìn chung, địa hình không bị chia cắt mạnh, đã hình thành những vùng đất tập trung thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa.

 

4. KHÍ HẬU

Khí hậu huyện Vĩnh Cửu nói chung và xã Tân Bình nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.

Do nằm ở vị trí thấp nên xã Tân Bình nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời và ít bị ảnh hưởng của gió mùa phương Bắc. Vì vậy nhiệt độ không khí trung bình quanh năm cao.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 25 - 270C, Nhiệt độ trung bình tối cao 320C, Nhiệt độ trung bình tối thấp 21,50C, Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất vào khoảng 4,20C. Tổng tích ôn tương đối cao 9.000 - 9.7000C, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm.

Lượng mưa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình khoảng 2000 - 2400mm/năm, số ngày mưa vào khoảng 130 - 150 ngày trong năm. Vào mùa mưa nước nhiều, ở những vùng trũng thường xuyên bị ngập úng, lượng bốc hơi kém. Ngược lại mùa khô không có nước để sản xuất ở những vùng cao như ấp Bình Ý, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi cao, chiếm khoảng 64 đến 67% lượng bốc hơi cả năm. Lượng mưa chiếm 85% đến 90% lượng mưa cả năm và tập trung theo mùa đã ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa cây cối phát triển tốt và là mùa sản xuất chính; ngược lại, mùa khô cây cối khô cằn phát triển rất kém, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến 4 năm sau.

 

5. LỊCH SỬ VĂN HÓA

Thời gian thành lập các khu di tích lịch sử của xã:

- Di tích lịch sử Chi bộ Bình Phước - Tân Triều thành lập ngày 23/01/2007 (Theo QĐ số 224/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai).

- Di tích lịch sử Đình Cẩm Vinh thành lập ngày 04/12/2013 (Theo QĐ số 3968/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai)

 

6. DÂN SỐ

Tổng số dân: 11.190người

Số hộ gia đình: 2.780 gia đình

Dân tộc: 23 hộ, 111 khẩu

Tôn giáo:

- Công giáo: 102 hộ 650 khẩu

- Phật giáo: 1.476 phật tử của 6 chùa và 1 Tổ đình