New Page 1
1. NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
Diện tích đất nông nghiệp 2.225,22 ha, tỉ lệ 91,31%
Lâm nghiệp: không có đất dành cho lâm nghiệp
Ngư nghiệp: Diện tích mặt nước nuôi thủy sản là 15,59 ha chủ yếu là mô hình nuôi
cá bè.
2. DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
Cơ cấu lao động của xã là dân số trẻ
Trong xã hiện có 2 chợ là Phú Vinh cũ tại ấp 3 và chợ Phú Vinh mới xây dựng và
đưa vào hoạt động tháng 4/2018 tại ấp 4.
Điểm tham quan du lịch có thác Ba Giọt. Tuy không hùng vĩ về chiều cao nhưng lại
hút hồn bằng chiều ngang, thác Ba Giọt đã được đầu tư bảo tồn trong khu du lịch
sinh thái Hoa Phượng. Tuy vậy, vì không được khai thác đúng đắn, bảo an kém, nên
thác Ba Giọt hiện chỉ là điểm đến của các bạn trẻ khu vực lân cận.
3. GIÁO DỤC
Danh sách các trường trong xã bao gồm 01 trường mầm non Phú Vinh, 02 trường tiểu
học: Nguyễn Huệ, Lê Văn Tám, và 01 trường THCS Lý Thường Kiệt.
Năm học 2017-2018, toàn xã có 1.993 học sinh (THCS: 595, tiểu học Nguyễn Huệ:
666, Tiểu học Lê Văn Tám: 196, Mầm non: 536), đến cuối năm học còn lại 1.968 học
sinh (THCS: 582; tiểu học Nguyễn Huệ: 666; Tiểu học Lê Văn Tám: 193; Mầm non:
536). Tỷ lệ duy trì sỉ số của học sinh toàn xã là 1.977/1.993 HS, giảm 16 em,
đạt tỷ lệ 99,20%. Tiếp tục giữ vững đơn vị hoàn thành công tác phổ cập giáo dục
đúng độ tuổi, trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia theo quy định.
Thông tin về thư viện xã:
Thư viện xã được đặt tại Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng trong
phòng chức năng Công nghệ thông tin - Thư viện với hơn 1.000 đầu sách với các
thể loại như văn học, khoa học, kỹ thuật…
4. Y TẾ
Số lượng nhân viên y tế phục vụ tại trạm y tế xã là 11, trong đó có 10 nữ.
+ Bác sĩ : 01
+ Y sĩ : 01
+ Hộ sinh cao đẳng: 01
+ Điều dưỡng trung cấp: 02
+ Dược sĩ trung cấp: 02
Thông tin về trạm y tế :
Trạm y tế Phú Vinh được thành lập từ năm 1994, tại phố 3, ấp 4 xã Phú Vinh. Chức
năng của trạm y tế là thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
với nhiệm vụ thực hiện các chương trình y tế mục tiêu Quốc gia và công tác khám
chữa bệnh.
Hiện trạng phục vụ nhân dân:
Trạm y tế đã được Sở Y tế công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã năm 2013, các
chương trình y tế quốc gia đều đạt từ 98 - 100%, công tác khám chữa bệnh năm
2017, 2018, 2019 không xảy ra sai sót về chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm,
công tác phòng chống dịch bệnh tốt, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn như:
tay chân miệng, cúm A, an toàn vệ sinh thực phẩm, không xảy ra ngộ độc thực
phẩm…
5. VĂN HÓA
Thông tin về nhà văn hóa xã:
TTVHTT học tập cộng đồng xã được thành lập năm 2014, BGĐ trung tâm được thực
hiện theo quyết định 67/2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của Ủy ban nhân dân Tỉnh
Đồng Nai quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm văn hóa thể thao - học
tập cộng đồng xã (TTVHTT - HTCĐ), phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nhân sự TTVHTT - HTCĐ hiện nay gồm có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc phụ trách các
lĩnh vực như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, Hội Khuyến học và học tập cộng
đồng; 2 cán bộ kiêm nhiệm công tác kế toán và thủ quỹ. Ngoài ra hợp đồng 1 nhân
viên bảo vệ và 1 tạp vụ để phục vụ công tác.
Trung tâm văn hóa thể thao được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2014, với diện
tích 7.000 m2. Trong đó gồm có 04 phòng chức năng (01 phòng đài, 01
phòng khoa học công nghệ thông tin - thư viện, 01 phòng hội khuyến học, 01 phòng
giám đốc); 01 hội trường, 01 nhà thi đấu đa năng; 01 sân bóng đá mini (sân cát).
Công trình phụ có 2 nhà vệ sinh riêng biệt.
Thông tin về điểm bưu điện văn hóa xã (BĐ-VHX):
được thành lập ngày 14/9/1999 tại phố 6, ấp 3 xã Phú Vinh được trang bị đầy đủ
các trang thiết bị để đảm bảo hoạt động kinh doanh và phục vụ như quầy giao
dịch, cabin điện thoại, tủ kính trưng bày sách báo, bảng giá cước và các bảng
quảng cáo dịch vụ Bưu chính Viễn thông, bảng niêm yết giờ mở đóng cửa, bản tin.
Từ tháng 04/2018, điểm bưu điện văn hóa xã chuyển sang mô hình điểm Bưu điện
-
Văn hóa xã đa dịch vụ. Giờ đây điểm BĐ-VHX vừa là điểm sinh hoạt cộng đồng, đọc
sách báo miễn phí, duy trì các dịch vụ bưu chính truyền thống mà còn mở rộng
thêm nhiều dịch vụ như: dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ viễn thông và sản
phẩm hàng hóa tiêu dùng... Đặc biệt, các điểm BĐ-VHX còn tham gia vào các dịch
vụ hành chính công như: chi trả lương hưu, trợ cấp, tiếp nhận, chuyển phát hồ sơ
cấp đổi giấy phép lái xe, hồ sơ bảo hiểm xã hội, thu tiền điện, nước, bảo hiểm…
đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ hàng tiêu dùng về nông thôn với mô hình chuỗi cửa
hàng bán lẻ Post Mart... Các mặt hàng được bày bán chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt,
đồ gia dụng có chất lượng cao được sản xuất tại Việt Nam và chỉ được phân phối
qua hệ thống Bưu điện, qua đó giúp người dân luôn đồng hành với chủ trương
"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Các hoạt động văn hóa trong xã
bao gồm các hoạt động văn hóa văn nghệ ca múa nhạc, thể dục thể thao kỷ niệm các
ngày lễ, Tết. Ngoài ra còn các hoạt động tuyên truyền lưu động, chiếu phim phục
vụ nhân dân tại điểm vùng sâu vùng xa.