Xuân Lộc - xã Xuân Trường : Tiềm năng KTXH Xuân Lộc - Xuân Trường
chào mừng quý vị đến với website xã xuân trường huyện xuân lộc
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tiềm năng KTXH

 

Nguồn lao động

Tổng số hộ trong xã: 4.230 người

Số nhân khẩu: 19.368 người

Số người trong độ tuổi lao động: 10.949 người.

Tỷ lệ lao động công nghiệp: 26,93%

Tỷ lệ lao động nông nghiệp: 44,2%

Tỷ lệ lao động thương mại - dịch vụ: 28,87%

Đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên: 4713,33 ha - Tỷ lệ: 100,00%

Diện tích đất nông nghiệp:...4228,11 ha - Tỷ lệ: 89,71%

Diện tích đất lâm nghiệp:.....1470,07 ha - Tỷ lệ: 31,19%

Diện tích đấy chuyên dùng: 242,51 ha - Tỷ lệ 5,15%

Diện tích đất ở 137,68 ha - Tỷ lệ: 2,92 %

Hiện trạng sử dụng đất: trong tổng diện tích tự nhiên của xã phần lớn là đất nông nghiệp, chiếm 89,71%, diện tích tự nhiên đất phi nông nghiệp, chiếm 10,29% diện tích tự nhiên.

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng: 1.470,07 ha

Các loại cây trồng rừng: Tràm, keo lai, xà cừ, sao, dầu,....

Tài nguyên khoáng sản

Tên các loại khoáng sản của xã: Mỏ đá Nam Châu Sơn

Địa điểm chứa khoáng sản: ấp Trung Tín xã Xuân Trường

Hiện trạng khai thác: Đang khai thác

Thắng cảnh du lịch, di tích lịch sử

Tên thắng cảnh: Khu di tích lịch sử danh thắng núi Chứa Chan.

Địa chỉ: thuộc 02 xã: Xuân Trường - Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai

nui chua chan.jpg

Giới thiệu về thắng cảnh: Từ Thành Phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 1A ra Hà Nội chừng 100km, núi Chứa Chan như một bức bình phong hùng vĩ với độ cao trên 800 mét, đây là ngọn núi hiếm hoi ở Nam Bộ, là một thắng cảnh hữu tình nằm gọn trên địa bàn huyện Xuân Lộc và được bao bọc bởi các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Xuân Hiệp ngày nay.  Đây chính là “bầu sữa” ngọt lành với nguồn tài nguyên dồi dào từng nuôi sống các thế hệ người Châu Ro, người Chăm và người việt đến đây lập làng sinh sống. Từ xa xưa vùng đất Xuân Lộc nói chung và vùng núi Chứa Chan nói riêng là khu đệm giữa các Vương quốc Chăm pa và Chân Lạp, một số nhóm đồng bào các dân tộc Châu ro, Stiêng từ tây nguyên theo con nước cũng tràn xuống đây sinh sống. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách săn bắn thú nhỏ và hái lượm trái cây rừng. Nhưng nguồn lương thực cũng cạn dần theo năm tháng, đồng bào phải phát rừng làm rẫy trồng lúa, tỉa bắp và hoa màu tạo dựng cuộc sống du canh du cư xoay quanh ngọn núi Chứa Chan. Bên các khe núi từ đó dần xuất hiện các Buôn Sóc nằm ẩn mình giữa rừng già, hình ảnh những đóm lửa le lói trong đêm biểu hiện cho sự sống và sinh tồn của con người trong thời điểm nguyên sơ của một vùng đất hoan dã. Thế nhưng khí hậu và phong thổ ở đây cũng hết sức khắc nghiệt, cư dân bản địa ít sinh sôi phát triển, đến những năm đều thế kỷ 20, đồng bào ở miền Đông Nam bộ còn gọi nơi đây là vùng “Ma Thiên Lãnh” đầy sơn lam chướng khí. Theo tài liệu của các nhà dân tộc học, nơi đây từng xảy ra những trận sốt rét vàng da đã làm chết đi cả một buôn làng. Họa hoẳn lắm chỉ có vài người sống sót và họ lại dìu dắt nhau đi đến một vùng đất khác để phát rẫy dựng chòi. Nạn đói rét bệnh tật kinh niên dai dẳng kéo dài từ thế hệ này đến thế hệ khác. Mãi đến khi cách mạng tháng tám 1945 thàng công, đời sống của đồng bào dân tộc bản địa ở quanh khu vực núi Chứa Chan mới dần dần được cải thiện, ánh sáng văn hóa bước đầu soi rọi đến các buôn làng heo hút. Trải qua những biến thiên lịch sử, trong quá trình mở mang bờ cỏi của cha ông thì ngọn núi Chứa Chan có lẻ là một định điểm trên bước đường Nam tiến. Tục truyền rằng thời các chúa Nguyễn, công chúa Ngọc Vạn đã đặt chân đến vùng đất này.

Hiện trạng và tình hình khách du lịch: Theo thống kê của Ban quản lý khu di tích lịch sử-Danh thắng núi Chứa Chan, từ hôm mồng một tết đến nay, khu du lịch này đã tiếp đón trên 50 ngàn lượt khách đến đây thăm quan, lễ phật.  Đặc biệt hôm 4 và mùng 5 tết, mỗi ngày lượng khách tặng đột biến lên gần 10-13 ngàn người. Theo dự kiến của ban quản lý khu di tích, lượng khách du lịch đến đây sẽ tiếp tục tăng ngày 14, 15 tháng giêng. Được biết khu di tích lịch sử-Danh thắng núi Chứa Chan đang là điểm sáng trong ngành du lịch của Tỉnh Đồng Nai. Để phát huy thế mạnh của loại hình kinh doanh này, Xuân Lộc đang có nhiều chiến lược trong việc qui hoạch tổng thể quần thể núi Chứa Chan như việc: tôn tạo vườn trà Bảo Đại, thiết lập vườn thú, khu nghỉ dưỡng, công viên nước và các loại hình giải trí khác. Khu di tích lịch sử-Danh thắng núi Chứa Chan chính là điểm đến lý tưởng cho du khách gần xa.

Định hướng phát triển quần thể danh thắng núi Chứa Chan trong tương lai:

Di tích danh thắng núi Chứa Chan chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử văn hóa, thiên nhiên, khoa học, có tiềm năng phát triển du lịch và các nghề thủ công truyền thống. Để quản lý đầu tư, khai thác có hiệu quả danh thắng này cần nghiên cứu một chiến lược phát triển tổng hợp và lâu dài.

* Định hướng tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan:

Theo quy hoạch tổng thể, di tích quốc gia danh thắng Núi Chứa Chan được xác định có tính chất là khu danh thắng tâm linh, lịch sử và sinh thái. Quy mô diện tích lập quy hoạch. Quy mô diện tích lập quy hoạch là 250 ha. Tuy nhiên được bố trí nằm trong khu vực trồng rừng bảo hộ núi Chứa Chan (1.739ha) nên cần tuân thủ các quy định của rừng phòng hộ. Toàn bộ các cảnh quan thiên nhiên sẵn có được giữ lại.

Trong quá trình làm quy hoạch, ngoài việc bảo tồn các công trình kiến trúc được xếp hạng di tích cấp quốc gia thì còn bảo tồn các con suối, các hang động, các cây cổ thụ. Công trình xây dựng mới chỉ là các trạm dừng chân theo phong cách nhẹ nhàng, gắn với thiên nhiên, bám theo địa hình khu vực. Để tận dụng được hết thế mạnh của cảnh quan xung quanh trong quá trình du khách đi thưởng ngoạn phong cảnh thì vị trí bố trí trạm xe dừng chân đều là những vị trí có cảnh quan đẹp, có tầm nhìn tốt để ngoài việc đi du lịch khám phá, du khách còn được thưởng thức các sản phẩm đặc thù của địa phương (giúp cho việc phát triển các ngành nghề thủ công và chế biến lâm sản tại chỗ).

Đặc điểm của khu vực quy hoạch này là độ dốc địa hình khá lớn, do vậy không thể tạo ra được các hình thức vui chơi giải trí cho du khách cưỡi ngựa, đua xe, leo núi… hình thức thích hợp nhất ở đây là đi bộ để thưởng thức cảnh quan, viếng thăm chùa, chui vào các hang động hoặc ghé Hầm Hinh, ngắm vườn trà Bảo Đại… Chính vì đặc điểm này nên khi làm quy hoạch sẽ tổ chức các con đường giao thông bám sát địa hình, không phá vỡ địa hình thiên nhiên mà tận dụng địa hình phong phú này để tạo cảm giác thú vị cho du khách trê đường đi. Các loại cây cảnh sẽ được trồng xem lẫn với cây rừng sẵn có để làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm hấp dẫn du khách.

Hệ thống cáp treo để phục vụ du khách không thể đi bộ mà vẫn có thể thưởng thức phong cảnh từ trên cao. Hành lang an toàn của cáp treo được bố trí phong cảnh nên thơ kết hợp song suối với đá núi và cây cảnh tạo ra một sự hài hòa đẹp mắt. Khi từ cáp treo bước xuống các trạm dừng chân, du khách sẽ hòa vào dòng người đi bộ để tiếp tục cuộc hành trình khám phá thiên nhiên.

Đối với khu vực I:

- Các công trình thuộc về khu vực định hướng phát triển du lịch tâm linh bao gồm các chùa: Bảo Quang, Lâm Sơn và Linh Sơn sẽ được bảo tồn, tu bổ và trùng tu lại những vị trí xuống cấp theo thời gian.

- Mật khu Hầm Hinh: bảo tồn nguyên trạng, phục dựng và tái hiện đời sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ tại đây trong thời kỳ kháng chiến (bằng hiện vật, hình ảnh, người sáp…). Mở rộng khu vực xung quanh di tích và xây dựng các công trình phụ trợ để thuận lợi phát triển du lịch tìm hiểu lịch sử.

- Vườn trà Bảo Đại: Vườn trà hiện không còn nhiều, chỉ còn sót lại vài cây. Cần có chế độ bảo vệ nghiêm ngặt như một di sản văn hóa. Xem xét phương án trồng lại cây trà để thu hút khách du lịch đồng thời kết hợp với du lịch sinh thái.

- Nhà nghỉ toàn quyền: Hiện giờ đang là khu vực quân sự (trạm ra đa thông tin của quân khu 7)  thuộc khu vực bất khả xâm phạm nên sẽ cắm biển di tích.

- Bảo tồn bốn con suối phát nguyên từ núi Chứa Chan, đặc biệt chú ý tới suối Tôm vì đây là dòng suối đẹp có thể khai thác du lịch. Bảo tồn và khai thông một số đoạn hang động để đầu tư phát triển du lịch khám phá. Bảo vệ một số cây cổ thụ trong đó có cây Da ba gốc.

Đối với khu vực II:

- Xác định phạm vi, quy mô các phân khu chức năng, khu phát triển mới; các khu dự trữ phát triển. Cụ thể xác định các điểm kiến trúc, cảnh quan, các điểm dừng chân, đề xuất hình thức kiến trúc.

- Xác định tuyến giao thông kết nối các công trình trong khu vực I, các tuyến điện nước phục vụ cho công trình.

- Kết hợp với quy hoạch lâm nghiệp đã được phê duyệt tạo ra sự đồng bộ và hài hòa giữa các khu vực với nhau.

Các phân khu chức năng:

- Khu 1: khu tâm linh gồm các chùa Bửu Quang, Lâm Sơn, Linh Sơn. Tổng diện tích 29 ha.

- Khu 2: khu lịch sử gồm hang Hầm Hinh, vườn trà Bảo Đại, nhà nghỉ toàn quyền Pháp. Tổng diện tích 9 ha

- Khu 3: khu sinh thái và khám phá gồm:

+ Các hang động, cây Da ba gốc, các sông suối, toàn bộ khu vực đồi núi cây xanh. Tổng diện tích 149,6 ha.

+ Đất giao thông + trạm dừng chân ngắm cảnh: 42,9 ha.

+ Đất hành lang an toàn cáp treo: 5,55 ha.

+ Đất dịch vụ, bãi gửi xe, bán hàng lưu niệm: 9,95 ha.

Bảng cơ cấu sử dụng đất

Stt

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I

Khu vực I (khu vực di tích)

42,00

16,8

1

Đất du lịch tâm linh

 

 

 

Chùa Bửu Quang

25,00

10,00

 

Chùa Lâm Sơn

4,00

1,60

 

Chùa Linh Sơn

4,00

1,60

2

Đất du lịch lịch sử

 

 

 

Mật khu Hầm Hinh

4,00

1,60

 

Nhà nghỉ toàn quyền Pháp

4,00

1,60

 

Vườn trà Bảo Đại

1,00

0,40

II

Khu vực II (khu vực điều chỉnh xây dựng)

208,00

83,20

1

Đất phát triển du lịch sinh thái, khám phá

149,60

59,84

2

Đất giao thông và hành lang cảnh quan hai bên

42,90

17,16

3

Đất hành lang và nhà ga cáp treo

5,55

2,22

4

Đất dịch vụ du lịch

9,95

3,98

 

Tổng

250,00

100,00

 * Định hướng với các công trình kiến trúc:

Đây là di tích danh lam thắng cảnh, do vậy quy hoạch kiến trúc phải trên nguyên tắc bảo tồn tốt các giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa, phục vụ phát triển văn hóa và du lịch, chỉ được phép xây dựng trong khu vực II của di tích. Phải được sự chấp thuận của các ngành chức năng và UBND tỉnh. Các công trình kiến trúc phải gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, bản sắc văn hóa của cư dân địa phương, hài hòa với đặc trưng riêng của khu du lịch (sinh thái - văn hóa gắn liền với tâm linh) và sử dụng vật liệu xây dựng có nguồn gốc địa phương. Cụ thể:

- Tạo những đường giao thông kết nối các chùa với nhau (Bửu Quang, Linh Sơn, Lâm Sơn) để tạo thành một quần thể du lịch tâm linh. Các địa điểm vườn trà Bảo Đại, nhà nghỉ toàn quyền, mật khu Hầm Hinh sẽ được trùng tu, bảo tồn và phục dựng (nếu có thể) để kết nối tạo thành khu vực du lịch tìm hiểu lịch sử, kết hợp du lịch sinh thái và khám phá. Nhìn chung, các điểm và cụm du lịch này đều mang nhiều tiềm năng và sẽ được bố trí kết hợp liên hoàn để phát huy tối đa tiềm năng du lịch của khu vực.

- Tạo các bãi đổ xe, các điểm dừng chân ngắm cảnh. Cải tạo khu vực cây Da ba gốc để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo không gian cho nhiều người tập trung tại đây vào các dịp lễ lớn, tránh tình trạng người quá tải gây ra chen lấn.

- Cải tạo lại hai trục giao thông chính hiện nay (lên chùa Bửu Quang và chùa Lâm Sơn) để phục vụ đi bộ. Đồng thời mở thêm trục đường bộ nối từ chùa Linh Sơn tới chùa Bửu Quang.

- Để tận dụng thế mạnh của khu vực núi Chứa Chan, định hướng quy hoạch sẽ mở thêm một số đường chạy quanh co bám theo cao độ địa hình, len lỏi trong rừng để khách đi du lịch sinh thái có thể khám phá tự nhiên.

- Một số khu vực có khe suối sẽ được quy hoạch thành các điểm dừng chân có kết hợp xây hồ nước, cây cảnh, nhà tre, nhà chòi nghỉ mái lá.

- Xây dựng các nhà nghỉ để tạo chỗ dừng chân qua đêm thu hút khách du lịch từ các tour khám phá.

- Lắp đặt một màn hình LED ở vị trí đường vào khu di tích nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về khu di tích, các hoạt động về khu di tích… để phục vụ nhân dân và khách tham quan.

- Quy hoạch núi Chứa Chan kết hợp với khu du lịch Gia Lào diện tích 60 ha nằm dưới chân núi tạo thành tổng thể liên hoàn. Trong khu du lịch này, xem xét quy hoạch một khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nghỉ ngơi, mua sắm các sản vật của địa phương, kết hợp với du lịch sinh hoạt văn hóa cộng đồng khai thác nét văn hóa truyền thống của dân tộc Choro - chủ nhân lâu đời nhất của vùng đất Xuân Lộc có sức hấp dẫn thu hút sự quan tâm của du khách.

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:

- Xác định lưu vực và phân lưu vực tiêu thoát nước chính; hướng thoát nước, vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng từng khu vực.

- Xác định mạng lưới giao thông: vị trí, quy mô các công trình đầu mối giao thông như hệ thống bến bãi đổ xe xác định chỉ giới chỉ giới đường đỏ các trục chính.

- Quy hoạch tuyến cáp treo và nhà ga liên quan.

- Nâng cấp mở rộng đường quốc lộ 1A vào khu du kích, tối thiểu bốn làn xe, nắm các đoạn cua gấp thường xảy ra tai nạn, đảm bảo giao thông vào khu du lịch và đi lại của nhân dân địa phương (hiện nay đường quá nhỏ, nhiều khúc cua gấp, thường xuyên xảy ra tai nạn). Ngày cao điểm có hàng vài trăm xe lớn nhỏ ra vào chở hàng chục ngàn lượt khách, chưa kể các loại xe gắn máy. Mở tuyến đường xung quanh khu vực núi Chứa Chan, nhằm tạo điều kiện cho du khách tham quan các cảnh đẹp thiên nhiên khác nhau của núi Chứa Chan làm giảm tải du khách tại chùa Gia Lào. Mở rộng, nâng cấp tuyến đường bộ hành từ chân núi đến chùa Bửu Quang, Linh Sơn, Lâm Sơn, mật khu Hầm Hinh và các suối nước. Xây lan can một số đoạn đường cong, cua mép đường núi có thể gây nguy hiểm cho du khách, gắn biển chỉ đường, xây dựng trạm cứu hộ, y tế và một số trạm dừng chân cho du khách bộ hành.

- Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí quy mô công trình và mạng lưới truyền tải, phân phối chính của hệ thốngcấp nước, năng lượng và chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước và xử lý nước thải.

- Xây dựng trạm điện đủ cung cấp cho toàn bộ hoạt động của khu di tích.

+ Trang bị hệ thống điện chiếu sáng công cộng hai bên đoạn đường từ quốc lộ vào đến khu du lịch, điện chiếu sáng dọc đường bộ hành từ chân núi đến chùa Bửu Quang, Linh Sơn, Lâm Sơn, mật khu Hầm Hinh và các suối nước.

+ Dỡ bỏ toàn bộ cơ sở thủy điện làm ảnh hưởng tới nguồn nước và gây nguy hiểm cho du khách.

+ Xây dựng hồ chứa nước, lọc nước cung cấp cho toàn khu, tránh tình trạng sử dụng nguồn nước tự do như hiện nay, đang tác động tiêu cực đến các con suối và rất dễ gây nhiễm độc, ngộ độc.

- Xây dựng bãi chứa rác, xử lý rác thải. Tình trạng rác thải hiện nay là rất đáng báo động.

- Xây dựng các công trình phụ trợ như: nhà vệ sinh, trạm thông tin liên lạc, văn phòng quản lý, sân đường nội bộ, cây xanh, thảm cỏ.

- Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; phương hướng chung đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích ở khu quy hoạch di tích núi Chứa Chan; danh mục và các hạng mục di tích cần bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Định hướng tổ chức không gian, công trình kiến trúc xây dựng mới; định hướng cải tạo. Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể di tích. Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững ở địa phương.

- Định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn.

- Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện.

Thông tin liên lạc

Hiện trạng về tình hình thông tin liên lạc của xã: Có mạng Internet đến các ấp, tổng số máy điện thoại bàn: 2.167 máy; hiện nay người dân đa số sử dụng điện thoại di động để thông tin liên lạc, do đó điện thoại bàn chủ yếu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp,…

Số máy: 0,5 máy/tổng số hộ 4.230.

Giao thông

Đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua xã: Tỉnh lộ 766.

Số km đường chạy qua: 6 km

Hiện trạng hệ thống đường giao thông trong xã:

- Đường huyện quản lý: Gồm 3 tuyến, chiều dài 13 km

- Đường xã quản lý: Gồm 13 tuyến, chiều dài 10,4 km

- Đường ngõ, xóm: Gồm 24 tuyến, chiều dài 10,3 km

- Đường ngõ, xóm: Gồm 17 tuyến, chiều dài 3 km

Số km đường nhựa: 20,6 km; Bê tông 25,8 km

Số km đường đất: 17,3 km.