Sử dụng thuốc BVTV sinh học góp
phần giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, đa dạng
sinh học, hiện tượng kháng thuốc … mà thuốc BVTV hóa học gặp phải. Đề án thuốc
BVTV sinh học ưu tiên xây dựng mô hình sử dụng thuốc an toàn hiệu quả trên 9
nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (lúa, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn
quả, rau, sắn). Phấn đấu đến năm 2023, nâng tỷ lệ sản phẩm thuốc BVTV sinh học
trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam lên 30%.
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra các giải pháp đồng bộ về cơ chế chính
sách, khoa học công nghệ, đào tạo tập huấn, thông tin truyền thông, hợp tác
công tư, hợp tác quốc tế, chuyển đổi số, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát. Đặc biệt sẽ rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế để khuyến
khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV sinh học. Ưu tiên khai thác các nguồn nguyên liệu bản địa, nhất
là các nguồn mà Việt Nam có lợi thế như các loại cây độc làm thuốc thảo mộc (ruốc
cá, trẩu, sở, xoan ta, xoan Ấn Độ…) hay
khai thác các nguồn phụ phẩm như bã sở, hạt chè… Trên thực tế hiện nay, tại một
số vùng trồng trên địa bàn đã tự làm thuốc BVTV sinh học bằng cách kết hợp chế
phẩm IMO cùng với xuyến chi, mần trầu, sả,
tỏi, ớt, riềng, lá cây mật gấu để trừ sâu hại, tuy nhiên chỉ với quy mô nhỏ
mang tính chất hộ gia đình.
Phát triển sản xuất sử dụng thuốc
BVTV sinh học là bước đi cần thiết để xây dựng phát triển nền nông nghiệp hữu
cơ, nông nghiệp sinh thái, an toàn, bền vững./.
TT.KHCN xã