Xuân Lộc - xã Xuân Trường : noi-dung-tin Xuân Lộc - Xuân Trường
chào mừng quý vị đến với website xã xuân trường huyện xuân lộc
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện chất độc ngư cụ cấm để khai thác thủy sản Cập nhật29-10-2024 03:43
Ngày 23/02/2024, UBND huyện Xuân Lộc đã ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản và công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện Xuân Lộc năm 2024.

Sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi, phá hủy nơi sống, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản là hành vi trái Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể:

1. Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản (trích Điều 27, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, tùy hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng.

2. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản (trích Điều 28, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, tùy hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm còn phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng.

3. Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản (trích Điều 29, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

Hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm phải áp dụng các hình thức phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng đối với trường hợp có Giấy phép khai thác thủy sản, tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác. Đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, tại nội dung Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 23/02/2024 của UBND huyện đã khuyến cáo người dân: (1) Không kinh doanh, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản; (2) Thực hiện giao nộp chất nổ, xung điện, chất độc sử dụng để khai thác thủy sản (nếu có); (3) Phát hiện và tố giác các hành vi sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khai thác thủy sản bất hợp pháp, khi phát hiện đề nghị người dân báo ngay cho UBND xã, thị trấn hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý theo quy định.

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.