Xuân Lộc - xã Xuân Thành : Nội dung - Nông thôn mới Xuân Lộc - Xuân Thành
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Xây dựng các mô hình sản xuất giống mì sạch bệnh Cập nhật10-12-2021 10:35
Mới đây, với sự hợp tác và hỗ trợ của Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT), Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất) đã thực hiện khảo nghiệm bộ giống khoai mì TMEB419 có gen kháng bệnh khảm lá nhập khẩu từ châu Phi.
 

​Kết quả sau 3 vụ trồng khảo nghiệm giống mì trên, đơn vị đã tìm được một số dòng triển vọng đáp ứng được cả kiểu hình cũng như năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột. Dự kiến trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc sẽ tiếp tục nhân nhanh và hoàn thiện thủ tục tự công bố lưu hành cho giống TMEB419 để chuyển giao cho bà con trồng mì trong khu vực.
Bệnh khảm lá trên cây khoai mì do virus xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 4-2017, sau đó nhanh chóng lan ra các tỉnh trồng mì khu vực phía Nam và đến nay bệnh khảm lá đã lan rộng ở hầu hết các tỉnh trồng mì trọng điểm trên cả nước. Trong tất cả các giải pháp thì giống kháng bệnh khảm lá là biện pháp giải quyết triệt để và hiệu quả cao nhất đối với virus bệnh này.
Vài năm trở lại đây, nông dân trồng mì gặp rất nhiều khó khăn do dịch khảm lá lan rộng trên cây mì. Để kiểm soát, giảm thiểu mức độ phát sinh, gây hại của dịch này, các địa phương rất quan tâm công tác kiểm dịch nội địa; điều tra, phát hiện kịp thời những diện tích nhiễm bệnh để khoanh vùng, phun thuốc trừ bọ phấn trắng và tiêu hủy nguồn bệnh... Trong đó, giải pháp căn cơ nhất vẫn là tạo ra những giống mì kháng dịch khảm lá.
Nhằm hạn chế thiệt hại của bệnh khảm lá sắn do virus gây ra, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng mì, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống sạch bệnh, thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá mì do virus gây hại” tại Đồng Nai. Dự án triển khai từ năm 2019 đến năm 2021 tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành.
Năm 2019, dự án xây dựng mô hình tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc với diện tích 20 ha cùng sự tham gia của 10 hộ nông dân, trồng giống mì KM140, mô hình cho năng suất trên 30 tấn/ha, 100% diện tích mô hình không nhiễm bệnh khảm lá mì với giá bán củ tươi đạt 2.300 đ/kg, lợi nhuận đạt khoảng 31 triệu đồng/ha gấp đôi so với các ruộng mì được chăm sóc theo phương pháp truyền thống cùng nằm trong vùng thực hiện dự án.
Sang năm 2020, dự án triển khai mô hình tại xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ với diện tích 30 ha và do 10 hộ nông dân tham gia thực hiện, trồng giống mì KM140, chữ bột củ mì tươi đạt từ 27-28%, năng suất trung bình đạt 31,5 tấn, lợi nhuận đạt trên 47 triệu đồng/ha.
Hiện nay, dự án đang bước vào giai đoạn cuối cùng thực hiện. Theo kết quả kiểm tra đến ngày 18/11/2021, cây mì của mô hình này sinh trưởng tương đối đồng đều, tỷ lệ sâu, bệnh hại rất thấp và xuất hiện dấu hiệu bệnh khảm lá do virus gây hại với tỷ lệ cây bị nhiễm ở mức trung bình (50 – 60 %, tùy từng ruộng), thấp hơn so với các ruộng mì ngoài mô hình nằm trong vùng thực hiện dự án từ 40% – 50%. Dự kiến mô hình sẽ cho thu hoạch vào tháng 1/2022 và năng suất củ tươi ước đạt 28-30 tấn/ha.
Cùng với việc triển khai mô hình tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành trên diện tích 20 ha, 10 hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình, trồng giống mì KM140 đã được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh đã tổ chức tập huấn trước khi xuống giống những nội dung liên quan đến quy trình kỹ thuật canh tác mì bền vững như: sử giống sắn sạch bệnh, xử lý hom giống trước khi trồng bằng thuốc BVTV, làm cỏ chăm sóc, bón phân cân đối… Trung tâm thường xuyên phối hợp với cán bộ địa phương và nông dân thực hiện mô hình kiểm tra đồng ruộng, kịp thời nắm bắt các vấn đề xảy ra trên cây mì và tìm hướng xử lý, không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cây trồng, đặc biệt là phát hiện mật độ bọ phấn (Bemisia tabaci) để phòng trừ kịp thời.
P.Hương

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.