Bằng sự năng động, nhạy
bén, khéo tay và chịu khó, chị Thùy Dương (xã Quang Trung, huyện
Thống Nhất) đã tạo ra những sản phẩm đặc trưng riêng, nhưng không kém
phần sáng tạo, độc đáo từ nguồn nguyên liệu tại địa phương.
Huyện
Thống Nhất từ lâu đã được biết đến như thủ phủ của ngành chăn nuôi tại khu vực
miền Đông Nam Bộ. Người nông dân chăn nuôi heo, gà thành trang trại vài
nghìn đến vài chục nghìn con, cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm dồi dào,
làm tăng kinh tế gia đình và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên,
một vài năm gần đây do sự biến động của thị trường, người dân chăn
nuôi gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm. Đẩy
mạnh phát triển chế biến sâu cho sản phẩm từ ngành chăn nuôi là điều
cần thiết góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Khô
gà lá chanh Toàn Dương là sản phẩm khởi nghiệp của chị Bùi Thị
Thùy Dương. Ngày thơ bé đã gắn bó với ruộng đồng, đàn gà vịt quanh quẩn trong
sân; Lớn lên, lập nghiệp ước mong tạo ra các sản phẩm gắn liền với nông
nghiệp địa phương luôn thôi thúc chị. Vậy là chị Dương bắt tay khởi nghiệp với
món khô gà. Tận dụng nguồn nguyên
liệu rất lớn luôn sẵn có trên địa bàn huyện, chị Dương tìm cách chế
biến thành món “gà ăn liền”, giúp người dùng có thể thưởng thức ngay mà
không cần cầu kỳ chế biến, đồng thời sản phẩm có thể bảo quản lâu
dài.
Chia
sẻ lý do chọn khô già để thực hiện, chị Dương cho hay, nguồn thịt ức gà này chiếm 50% tổng trọng,
giàu dinh dưỡng nhưng chưa được lòng nhiều thực khách Việt. Vì thế, tôi
nhen nhúm ý định tận dụng nguồn thịt dồi dào có sẵn từ các trại gà, hằng
ngày cung cấp cho thị trường địa phương và các tỉnh lân cận. Và với cách thức
chế biến khô, thịt gà có thể bảo quản trong vài tháng, các công đoạn sản xuất
khô gà được ứng dụng máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm.
Ý
tưởng hình thành từ lâu, chịu khó tìm tòi, học hỏi thời gian dài nhưng mãi đến
năm 2018, chị Dương mới bắt đầu thử nghiệm chế biến từ nguyên liệu ức gà, kết
hợp với lá chanh vườn nhà và các gia vị khác. Những lần đầu cho thiếu kinh
nghiệm, nên thất bại là điều đương nhiên, phải bỏ hoàn toàn sản phẩm.
Rất nhiều lần thử nghiệm, chị Dương mới tìm ra được công thức hợp khẩu vị của
nhiều người.
Đến
nay, chị tự tin cho biết, với nhiều dòng sản phẩm cùng loại trên thị trường
thường bị đắng, sợi gà cứng thì với sản phẩm của chị, lượng gia vị được cân
chỉnh nhưng phải cân chỉnh liều lượng hợp lý để đảm bảo vẫn giữ được
hương vị truyền thống, kết hợp giữa gà và lá chanh, trong khi đó lá
chanh khi sấy khô không bị đắng. Đến tháng 5 năm
2018, chị Dương mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc trang thiết bị
hiện đại để sản xuất với số lượng lớn theo quy trình chất lượng đảm
bảo an toàn thực phẩm và bảo toàn dinh dưỡng, nên giảm được chi phí và nâng
cao lợi nhuận, đồng thời giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người
thân.
Nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho
sản xuất tại cơ sở Toàn Dương chủ yếu tại các cơ sở trang trại đã
được cấp phép tại địa phương, nên đảm bảo chất lượng sản phẩm, an
toàn thực phẩm cũng như giá thành sản xuất ổn định. Quy trình sản xuất
khô gà lá chanh tại cơ sở Toàn Dương mang đậm chất truyền thống qua các khâu
chế biến như sau: Trước tiên là ức gà tươi được sơ chế sau đó trụng qua nước
sôi để thịt không còn mùi hôi và khi chế biến sẽ không bị nổi bọt giữ màu sẽ
đẹp hơn, tiếp theo vớt thịt cho vào chảo và đổ gia vị (đường, mắm, ớt, dầu điều
…) kho. Sau khi kho thịt đã chín và gần cạn nước thì gắp ra giã tơi thành sợi,
sau đó đổ thịt đã giã vào chảo kho, xào cho cạn nước tiếp đó cho lá chanh vào
xao cùng để cho thịt hòa quyện mùi lá chanh. Sau đó đổ ra khay sấy và sấy khô
trong thời gian khoảng 3 tiếng. Sau khi thịt đã sấy khô và được đem đi đóng gói
thành phẩm.
Sản phẩm cũng đã được kiểm nghiệm các tiêu chuẩn về
vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất
lượng 3 (QUATES3) và thực hiện công bố tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
theo quy định.
Thanh Hải