Trảng Bom - Xã Trung Hòa : Tiềm năng KTXH Trảng Bom - Xã Trung Hòa
Chào mừng quý vị đến với Website xã Trung Hòa huyện Trảng Bom
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Tiềm năng KTXH

 
New Page 1


1. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

Toàn xã có: 2.926 hộ gồm:

Thường trú: 2.768 hộ; 12.605 NK; 6.035 nữ; 9.672 người từ 14 tuổi trở lên.

Tạm trú: 158 hộ;  474 NK; 215 nữ; 320 người từ 14 tuổi trở lên.

Trên địa bàn xã hiện có 04 dân tộc thiểu số (Chơro, Tày, Khơme, Hoa) gồm 12 hộ 52 khẩu.

Tôn giáo: Phật giáo: 1.452 phật tử; Thiên chúa: 3.685 giáo dân.

 

2. ĐẤT ĐAI

Đất của xã có 3 nhóm sau: Nhóm đất gley (Gleysols), Nhóm đất xám (Acrisols), Nhóm đất đen (Luvisols)

 

3. VỀ NÔNG NGHIỆP

Trồng trọt:

Tổng diện tích đất nông nghiệp là: 1,264.11ha, trong đó: Diện tích đất trồng cây lâu năm là 506,95ha; đất trồng cây hàng năm khác là 602,13ha; đất trồng lúa là 62,77 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 49,58ha; Đất lâm nghiệp là 32,70 ha; Đất nông nghiệp khác là 9,98 ha.

+ Chăn nuôi

-Tổng  số hộ nuôi heo trên địa bàn xã: 42 hộ với quy mô đàn heo khoảng 9.961 con; sản lượng heo trong 01 năm khoảng 19.922 con.

-Tổng số hộ nuôi heo thịt tham gia Tổ hợp tác nuôi heo thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch… của địa phương: 18 hộ với quy mô đàn heo khoảng  6.327 con, sản lượng 12.654 con.

Tổ chức triển khai thực hiện lập xong hồ sơ hỗ trợ cho 07 hộ có heo mắc bệnh dịch tả heo châu phi với tổng số trên 981 con, với số tiền đề nghị chi hổ trợ là trên 1.163.725.000đ.

 

4. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

+ Xây dựng công trình điện:

Hệ thống đèn chiếu sáng đã được lắp đặt trên các tuyến đường 02 ấp, như: ấp An Bình và ấp Bàu Cá; tổng số bóng đèn chiếu sáng: 950 bóng, tổng kinh phí nhân dân đóng góp trên 1 tỷ đồng Tỷ lệ hộ dùng điện toàn xã đạt 99,9%.

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về kỹ thuật an toàn thiết bị điện và lắp đặt sử dụng điện.

+ Đường giao thông nông thôn:

a/ Đường trục xã, liên xã:

- Đường Hưng Thịnh - Đông Hòa - Trung Hòa;

- Đường Trung Hòa - Tây Hòa;

- Đường Đông Hòa - Tây Hòa - Trung Hòa;

b/ Đường trục thôn xóm:

- Đường An Bình - Bàu Cá;

- Đường Bàu Cá - Xóm 7, khu 1, 2 An Bình;

c/ Đường Ngõ xóm:

Đường D4, Đường D5, Đường D6, Đường D7, Đường D8, Đường D9, Đường D10, Đường N03, Đường N04, Đường N05, Đường N06, Đường N07, Đường N08, Đường N09, Đường N010, Đường N011, Đường N012, Đường N013, Đường N04, Đường N015, Đường D Khu TTTM, Đường N Khu TTTM, Đường khu 2 Bàu Cá, Đường Xóm 4, khu 2 Bàu Cá, Đường khu 6, ấp Bàu Cá (KDC trường DTNT), Đường khu KDC trường DTNT, Đường D03, Đường ngang KDC cty giống cây trồng (2 nhánh), Đường trường Nguyễn Công Trứ, Đường D02, Đường Xóm 1, khu 1 ấp Bàu Cá, Đường ngang KDC xóm 3 khu 2, Đường Chùa Bàu Cá, Đường giáp ranh Trung Hòa - Tây Hòa.

d/ Đường trực chính nội đồng:

- Đường Trung Hòa - Đông Hòa;

- Đường Đồi Quân - An Bình;

- Đường Trung Hòa - Tây Hòa - xã Đồi 61 (giai đoạn 1);

- Đường Xóm 8 khu 2 ấp An Bình (Đông Hòa - Trung Hòa - Tây Hòa);

- Đường Trung Hòa - Tây Hòa - xã Đồi 61 (giai đoạn 2);

 Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn các tuyến đường nội bộ có nền đường bình quân khoảng từ 3 - 5 m chủ yếu là nền đất, vẫn còn khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt là vào các tháng mùa mưa. Vì vậy, Ủy ban nhân dân xã tiếp tục xin chủ trương đầu tư, nâng cấp trong những thời gian tới.

 

5. CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

+ Về công nghiệp: Hiện trên địa bàn xã không có khu công nghiệp.

+ Về tiểu thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất kinh doanh, các ngành nghề truyền thống như: Xay xát, chế biến lương thực, được giữ vững ổn định nhưng còn phát triển chậm. Riêng các hộ buôn bán nhỏ, dịch vụ phát triển mạnh nhưng phần lớn do tự phát, thiếu tập trung và theo thời vụ.

 

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI

+ Văn hóa - xã hội, thể dục thể thao:

Trong năm đã tổ chức các hoạt động TDTT chào mừng các ngày lễ, tết cho thanh thiếu niên với các môn như Bóng chuyền, trò chơi dân gian, hội diễn văn nghệ, nhảy dây tập thể. Kết quả: 01 giải nhất, 02 giải khuyến khích, 01 gải ba.

Hiện nay trên địa bàn xã có: 1 CLB Võ vovinam có 55 học viên; võ cổ truyền: 68 học viên; Câu lạc bộ dưỡng sinh: 45 học viên; Aerobic thiếu nhi: 30 học viên. Các câu lạc bộ hoạt động bình thường.

+ Về giáo dục - đào tạo:

Trên địa bàn xã hiện có: 01 trường Trung học cơ sở; 02 trường Tiểu học; 01 trường Mầm non, trong đó: trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Duy trì đạt chỉ tiêu về phổ cập giáo dục. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS, hoàn thành bậc tiểu học và huy động trẻ mầm non đến lớp hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao.

Kết quả năm học 2017 - 2018: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS: 199/203, đạt tỷ lệ 98,03%. Học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 100%. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

+ Lĩnh vực y tế:

Trạm y tế xã Trung Hòa, được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đến nay trạm có 07 biên chế gồm: 01 bác sĩ, 02 y sĩ đa khoa, 01 nữ hộ sinh, 01 dược sĩ; 01 điều dưỡng và 01 cán bộ dân số. Đảm bảo công tác trực khám chữa bệnh cho người dân; có nữ hộ sinh đảm nhiệm công tác khám và điều trị sản phụ khoa tại Trạm; Thực hiện tốt Chương trình y tế Quốc gia; Chủ động phòng chống dịch bệnh.

Giảm suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo cân nặng: 4,6% - đạt so chỉ tiêu huyện giao là dưới 5%; Giảm suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo chiều cao: 10,5% - đạt so chỉ tiêu huyện giao là dưới 11%; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT: 91% - vượt so với chỉ tiêu huyện giao là 90%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,99% - đạt so với chỉ tiêu huyện giao là <1% .

Đánh giá chung: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xã Trung Hòa có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các công trình cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, mạng lưới điện…

Xã Trung Hòa nằm trong vùng dự kiến phát triển công nghiệp cùng với thị trấn Trảng Bom đồng thời là cửa ngõ vào Thành phố Biên Hòa, vì vậy xã Trung Hòa sẽ là một thị tứ hay khu công nghiệp sạch quy mô nhỏ, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành Dịch vụ - Thương mại.

Xã Trung Hòa có điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc bố trí sử dụng đất, phát triển nhiều loại cây trồng, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. Có tiềm năng rất lớn về khai thác nguyên vật liệu xây dựng.

 

7. THÔNG TIN LIÊN LẠC

Hiện nay hệ thống thông tin của địa phương đã khá phát triển, mọi thông tin trong nước, của địa phương, quốc tế được phổ biến đến từng địa bàn, đặc biệt là các thông tin về khoa học - kỹ thuật, thông tin về thời tiết được phổ biến kịp thời.

 

8. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Do cấu trúc địa lý nên tài nguyên khoáng sản quý hiếm tại địa phương đến nay vẫn chưa được phát hiện, chủ yếu chỉ có đá, sỏi làm vật liệu xây dựng. Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất;

+ Đất gley phèn tiềm tàng, sâu (Endophotothionic Gleysols): Phân bổ chủ yếu ở phía Tây, thuộc ấp Phước Hòa được hình thành do phù sa mới, bị ngập phần lớn các ngày trong năm - thích hợp với lúa nước.

+ Đất xám cơ giới nhẹ, rất nghèo bazơ (Venti-Arenic Acrisols): Phân bổ ở ấp Tập Phước. Đất được hình thành trên phù sa cổ, cơ giới nhẹ, nghèo bazơ nhưng nằm ở địa hình cao thoát nước, tầng đất dày thích hợp với nhiều loại cây trồng.

+ Đất xám kết von nhiều, sâu (Endohyperferric Acrisol): Phân bổ ở ấp An Bình, phần lớn diện tích dùng làm đất xây dựng, còn lại trồng điều.

 

9. SẢN PHẨM VÀ NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Sản phẩm của địa phương hiện nay chủ yếu là các cây nông sản như: Thanh Long ruột đổ, bưởi da xanh, ca cao, sầu riêng, chôm chôm, cam, quýt…