Vĩnh Cửu - Xã Trị An : noi-dung-tin Vĩnh Cửu - Xã Trị An
Chưa có thông tin
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ Cập nhật07-07-2020 09:09
Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng

1. Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận). Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung, phải có văn bản nêu rõ lý do, trả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã có trách nhiệm trả kết quả cho đương sự.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng; nội dung, quy mô; thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động; số lượng, thành phần tham dự hoạt động tín ngưỡng.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ sở tín ngưỡng.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C01.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký hoạt động tín ngưỡng.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

- Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.

- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi.

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực (ngày 01/01/2018), cơ sở tín ngưỡng đã thông báo hoạt động tín ngưỡng hàng năm trước ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực (trước ngày 01/01/2018) có trách nhiệm đăng ký hoạt động tín ngưỡng theo quy định như trên.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 12, 14, 67 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng ngoài nội dung đã đăng ký

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận). Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung, phải có văn bản nêu rõ lý do, trả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã có trách nhiệm trả kết quả cho đương sự.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, tên hoạt động tín ngưỡng; nội dung, quy mô; thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động; số lượng, thành phần tham dự hoạt động tín ngưỡng.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ sở tín ngưỡng.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C02.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định trên đây chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC: Khoản 3 Điều 12 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

3. Thủ tục đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận). Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung, phải có văn bản nêu rõ lý do, trả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã có trách nhiệm trả kết quả cho đương sự.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký; tên tôn giáo; họ và tên, nơi cư trú của người đại diện; nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo, số lượng người tham gia;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;

+ Sơ yếu lý lịch có ý kiến xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp (trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ) của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với trường hợp đăng ký thuộc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C03.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

- Nhóm người đã được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo trước ngày Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục đăng ký, công nhận lại theo quy định tại các điều 17, 19 và 22 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;

+ Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

+ Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.

- Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:

+ Có giáo lý, giáo luật;

+ Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 16, 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã, phường, thị trấn.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã, phường, thị trấn.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lưu hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức, tên các hoạt động tôn giáo; thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động; số lượng, thành phần tham gia hoạt động.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Tiếp nhận và chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã trong ngày làm việc.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C04.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy Biên nhận hồ sơ.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực (ngày 01/01/2018), tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực có trách nhiệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 của Luật.

Việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm chỉ thực hiện một lần. Đối với hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo thì chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động, người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bổ sung gửi đến UBND cấp xã nơi diễn ra hoạt động.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 43, 67 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Thủ tục thông báo bổ sung hoạt động tôn giáo ngoài danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã, phường, thị trấn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục thông báo bổ sung hoạt động tôn giáo ngoài danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáoở một xã, phường, thị trấn.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lưu hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức, tên hoạt động tôn giáo; thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động; số lượng, thành phần tham gia hoạt động.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Tiếp nhận và chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã trong ngày làm việc.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C05.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy Biên nhận hồ sơ.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo ngoài danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm đã thông báo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 43, 67 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận). Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung, phải có văn bản nêu rõ lý do, trả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã có trách nhiệm trả kết quả cho đương sự.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện cũ và người đại diện mới của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;

+ Sơ yếu lí lịch của người đại diện mới;

+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi người đại diệnđối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký.

+ Biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C06.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:  

- Điều 16, 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Điều 05 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

7. Thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn 01 xã

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn 01 xã.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận). Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung, phải có văn bản nêu rõ lý do, trả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã có trách nhiệm trả kết quả cho đương sự.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;

+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C07.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn 01 xã.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:  

- Điều 16, 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Điều 06 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

8. Thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi sẽ chuyển đến). Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận). Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung, phải có văn bản nêu rõ lý do, trả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã có trách nhiệm trả kết quả cho đương sự.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;

+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký;

+ Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C08.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:  

- Điều 16, 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Điều 06 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

9. Thủ tục thông báo chuyển địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung (bao gồm thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong trong địa bàn 01 xã và thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục thông báo chuyển địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lưu hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.

+ Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới (trường hợp thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo đến địa bàn xã khác).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Tiếp nhận và chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã trong ngày làm việc.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 09.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy Biên nhận hồ sơ.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:  

- Điều 16, 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Khoản 4 Điều 06 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

10. Thủ tục thông báo quyên góp trong địa bàn một xã của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục thông báo quyên góp trong địa bàn một xã của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lưu hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trong đó nêu rõ mục đích, địa bàn, cách thức, thời gian quyên góp; phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Tiếp nhận và chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã trong ngày làm việc.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C10.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy Biên nhận hồ sơ.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

- Trước khi tổ chức quyên góp 05 ngày làm việc, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp trong địa bàn một xã.

- Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo và từ thiện xã hội.

- Không được lợi dụng danh nghĩa cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để quyên góp nhằm trục lợi hoặc trái mục đích quyên góp.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 19 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

11. Thủ tục đề nghị công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Làm thủ tục đề nghị công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để đương sự biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét giải quyết (chấp thuận hoặc không chấp thuận). Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung, phải có văn bản nêu rõ lý do, trả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã có trách nhiệm trả kết quả cho đương sự.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị trong đó nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng; họ và tên, tuổi, nơi cứ trú, chức vụ của những người được bầu, cử.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ - bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Cơ quan thực hiện TTHC:Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ sở tín ngưỡng.

g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu C11.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng.

k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

- Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng (trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ).

- Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư.

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày bầu, cử, cơ sở tín ngưỡng phải có văn bản đề nghị UBND cấp xã công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng.

- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 11 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.