Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh bên tác phẩm của mình.
Mảnh đất mến người
nơi đây đã giúp ông thành danh và coi Đồng Nai là quê hương thứ 2 để
gắn bó. Mong muốn của ông là sẽ tiếp tục đưa ra thị trường nhiều
tác phẩm điêu khắc từ đá, ngọc mang đậm nét văn hóa của Đồng Nai và
nhiều miền quê trong cả nước. Đồng thời có thể đào tạo ra những thợ
giỏi có thể kế nghiệp và giữ được nghề điêu khắc đá nổi tiếng của
Đồng Nai và đưa nghề thăng hoa đến được với người mê điêu khắc trong
và ngoài nước.
Để theo nghề điêu khắc
đá, người học phải có lòng đam mê, tính kiên nhẫn, chịu được cực khổ
và đặc biệt phải tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật dân gian của từng
vùng, miền trong cả nước để đưa vào mỗi tác phẩm của mình những nét
đặc trưng văn hóa, làm nên sự sinh động, thổi hồn cho tác phẩm. Tác phẩm điêu khắc từ đá của
nghệ nhân Nguyễn Văn Minh có nhiều loại như: tượng, vật phẩm phong thủy,
sản phẩm trang trí nội, ngoại thất. 30 năm gắn bó với nghề, đến nay ông
đã có 1 tác phẩm tượng Phật ngọc được Hiệp hội Kỷ lục thế giới
công nhận là bức tượng ngọc khối lớn nhất thế giới. Bức tượng này
được làm từ ngọc khối nặng 11,5 tấn, sau khi được chế tác hoàn thành
còn 6,8 tấn. Bức tượng này tôi đã cùng với 20 học trò làm trong
khoảng 20 tháng và hoàn thành vào năm 2012.
Ngoài bức tượng phật
ngọc lớn nhất thế giới, Nghệ nhân Minh cũng có 5 tác phẩm đạt kỷ lục
quốc gia là: bức tượng Đức Thánh Trần, 3 bức tượng tam tòa thánh
mẫu; Ấn Trần triều; Bảo ấn ngọc Phật; Rồng đá song long ngự thế làm
bằng đá xanh Bửu Long. Trong đó, 3 tác phẩm đạt kỷ lục quốc gia đều
đặt trong chùa ở Đồng Nai, 1 tác phẩm đặt ở chùa thuộc tỉnh Nam
Định và 1 tác phẩm đặt ở TP.Hồ Chí Minh. Tất cả những tác phẩm đạt kỷ
lục trong nước và thế giới của ông đều làm từ ngọc bích và đá.
Nghệ nhân Nguyễn Văn
Minh tâm niệm rằng, nghề điêu khắc đá rất vất vả nên người theo nghề
muốn thành công phải có lòng đam mê, tính kiên nhẫn, chịu được cực
khổ và chút năng khiếu. Bởi nghề này muốn học được thành thợ phải
mất 5-6 năm liền. Hội tụ được 4 yếu tố trên sẽ giúp bạn trẻ theo
nghề dễ thành công. Sở dĩ người theo nghề này cần có năng khiếu là
để khi nhìn một tảng đá hay những nguyên liệu khác có thể hình dung
ra tác phẩm mình sẽ làm như thế nào là đẹp nhất và phải thổi hồn
cho tác phẩm của mình để mang sắc thái riêng.
Không giữ bí quyết riêng
cho mình, hơn 10 năm qua, ông đã đào tạo khoảng 120 thợ chế tác đá thành nghề
đến từ nhiều địa phương của cả nước. Ông đã đem khả năng và óc sáng tạo của
mình truyền dạy cho các bạn trẻ kỹ thuật, lòng đam mê nghề, qua đó góp phần bảo
tồn và phát huy những giá trị tinh hoa của nghề truyền thống.
Tiếp nối những nghệ
nhân đi trước đưa văn hóa dân gian của Đồng Nai, Việt Nam vào mỗi tác
phẩm để lưu lại cho mai sau, cơ sở của ông đã đào tạo hàng trăm thợ
điêu khắc đá. Có những người ở lại làm nghề cùng, có những người sau
khi thành thợ giỏi đã về quê mở cơ sở riêng để làm. Và điều khiến
người nghệ nhân này tự hào là đã truyền lửa yêu nghề được cho các thợ
do ông đào tạo. Với những thành quả và đóng góp của mình, nghệ nhân Nguyễn
Văn Minh vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm
2020
Các nghề truyền thống
được lưu giữ và phát triển đến ngày nay, có công rất lớn của những nghệ nhân,
thợ giỏi. Họ đã dùng tài hoa, niềm đam mê để truyền và giữ nghề. Lưu giữ và phát triển
nghề truyền thống không chỉ để giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa
phương mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa, nghệ
thuật của Đồng Nai. Sự phát triển của các nghề truyền thống khẳng định được niềm say
mê từ những con người, tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác để giữ lửa nghề. Tên tuổi
của nhiều người trong số họ còn được bạn bè trong và ngoài nước biết đến trong
và ngoài nước.
T.C