Mô hình được chọn thực hiện tại hộ ông Phạm Văn Quyết, ấp
3 xã Tân An với diện tích 0,2 ha, trồng các loại rau ăn lá áp dụng và sử dụng
giống F1 các chủng loại rau như rau dền, rau mồng tơi, rau cải các loại (cải ngọt,
cải xanh, cải thìa). Sau 3 tháng triển khai, theo đánh giá của ông Phạm Văn Quyết,
trồng rau trong nhà lưới theo quy trình VietGap mang lại hiệu quả cao hơn so với
trồng rau ngoài trời. Cụ thể: hạn chế tối đa được các loại sâu bệnh, không bị dập
lá vào mùa mưa, tưới nước ít hơn; cây rau phát triển tốt hơn trồng ngoài trời.
Bên cạnh đó, chi phí đầu tư mô hình thấp hơn ruộng đối chứng nên lãi thu được của
ruộng mô hình cao hơn so với ruộng đối chúng (+ 1.300.00đ/lứa/sào); Đối với mô
hình mỗi lứa rau nông dân thu lãi 10.900.000đ/lứa/sào; một năm trung bình sản
xuất được 8 lứa/năm; nông dân thu lại được 87.200.000đ/ha/năm.
Ông Dương Quang Vinh – Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ
nông nghiệp huyện Vĩnh Cửu cho biết thêm thông qua mô hình của ông Phạm Văn Quyết
cho ta thấy mô hình sản xuất rau ăn là theo hướng VietGap đã áp dụng một số bước
trong canh tác theo quy trình sản xuất VietGap như: sử dụng nguồn nước tưới an
toàn, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, nằm trong
danh mục cho phép sử dụng được sử dụng cho cây rau và bảo đảm thời gian cách ly
để phòng, trừ các loại sâu bệnh hại; đồng thời ghi chép nhật ký sản xuất để
truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây là quy trình sản xuất an toàn, ít gây độc hại
đối vối nông dân và đồng thời tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, phù hợp
với định hướng phát triển của Ngành nông nghiệp hiện nay./.
Minh Tiến