Sáng ngày 24/09/2024
tại trường Tiểu học Lam Sơn tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề kỹ năng phòng chống,
phòng ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục trẻ em. Hôm nay trường Tiểu học Lam Sơn
được tiến sĩ tâm lí Vũ Thiện Toàn về tuyên truyền “kỹ năng phòng chống, phòng
ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục” do phòng lao động thương binh và xã hội phối hợp
phòng GĐ&ĐT huyện triển khai theo kế hoạch số 307/ LĐTBXH, ngày 19/09/2024,
tham gia có hơn 400 học sinh, giáo viên và phụ huynh. Trong những năm gần đây,
tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, viết tắt (XHTDTE) có diễn biến phức
tạp, xảy ra nhiều vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm XHTDTE không chỉ
diễn ra ở nơi công cộng mà còn diễn ra trong gia đình, nơi được coi là tổ ấm của
các em. Tội phạm XHTDTE để lại những hậu quả, tổn hại lâu dài, khó khắc phục
cho chính các em và cộng đồng.
Tiến
sĩ tâm lí Vũ Thiện Toàn tuyên truyền kỹ năng phòng ngừa xâm hại
Vì thế tiến sĩ tâm lí
Vũ Thiện Toàn muốn nhắn những điều trẻ em cần biết để phòng ngừa:
Không dễ dãi kết bạn,
làm quen với người lạ, người mới quen chưa rõ nhân thân lai lịch, người quen
trên mạng; không dễ nhận quà, nhận lời mời của những người này. Chia sẻ, tham vấn
với bạn bè, người thân trước các hiện tượng lạ, các hành vi làm mình khó chịu,..
Không may nếu trở
thành nạn nhân bị xâm hại tình dục (hoặc biết người khác như bạn bè bị xâm hại)
thì nhanh chóng, mạnh dạn tố giác, tố cáo hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân,
nhà trường, tổ chức đoàn thể. Không chấp nhận sự dàn xếp, thương lượng, xử lý nội
bộ với đối tượng xâm hại tình dục.
Giữ lại và giao các đồ
vật, tài liệu liên quan đến việc bị xâm hại cho cơ quan chức năng (như quần áo,
quà tặng, dữ liệu điện tử,…)
Luôn nhớ rằng khi bị
xâm hại thì các em là nạn nhân của tội phạm, các em không phải là nguồn cơn của
tội lỗi hay phải chịu trách nhiệm cho hành vi của kẻ xâm hại. Các cơ quan, tổ
chức luôn đứng về phía các em, có trách nhiệm bảo vệ, bảo mật các thông tin
liên quan đến nhân thân và sự việc của các em.
Khi bị xâm hại Kể
ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em
thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,…
cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô
giáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất,… hay bất cứ người nào mà các em tin tưởng
là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ.
Các bậc phụ huynh, thầy
cô giáo, các cán bộ đoàn thể,…nên nghiên cứu, phổ biến các kiến thức, kỹ năng kể
trên rộng rãi đến con em trong gia đình, học sinh trong nhà trường và trẻ em địa
phương để các em có thêm nền tảng tự bảo vệ chính mình trong bối cảnh xã hội hiện
đại ngày nay. Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc
xâm hại tình dục trẻ em, gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ
huynh. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ
so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được
phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm
đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ
em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.
Tiến
sĩ tâm lí Vũ Thiện Toàn tặng quà cho bạn nhỏ khi trả lời câu hỏi đặt ra
Do đó, nhà trường tổ
chức buổi tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ
năng để hướng dẫn các em, mình chủ động phòng chống nạn xâm hại tình dục, nhất
là đối với trẻ em. Không ít trường hợp xâm hại tình dục gây chấn động dư luận
vì người gây tội ác lại chính là những người thân thiết trong gia đình. Do đó,
việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân là rất cần thiết cho các
em.
Tác giả: Nhitran –
BTGĐU xã