Xuân Lộc - xã Suối Cao : noi-dung-tin Xuân Lộc - Suối Cao
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Giải pháp nào cho nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững? Cập nhật09-05-2023 03:58
Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng 4.0, nền nông nghiệp của Việt Nam nói riêng và các nước nói chung đều có xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Xong chính vì vậy, cũng kéo theo nhiều hệ lụy đối với môi trường, điển hình như việc lạm dụng phân bón hóa học gây thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản, đặc biệt là sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy có giải pháp nào cho vấn đề này hay không?
Mặt trái của phân bón hóa học? 
Như chúng ta đều biết, phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ, được sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Những hợp chất hóa học trong phân bón chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng như: N, P, K, Ca, Mg, Cu, Zn,… Từ các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt, phân hóa học được chia thành 3 loại cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali.

Là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. Phân đạm cung cấp Nitơ cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % Nitơ trong phân.

Tuy nhiên, việc lạm dụng phân đạm sẽ làm gia tăng sự mất cân đối các dưỡng chất trong đất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Đồng thời, dùng lượng đạm quá cao sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản nông sản cũng như tích lũy NO3- trong rau và các loại cây thực phẩm sẽ là nguy cơ đe dọa sức khỏe con người và vật nuôi.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì khí N2O gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn khí CO2 gấp 300 lần. Trong sản xuất nông nghiệp, một lượng đáng kể đạm bị thất thoát vào không khí khi bón đạm Ure hoặc Sulphate Amon gây lãng phí và gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Đồng thời, hàng năm, một khối lượng lớn phân bón vào đất nhưng không được cây trồng sử dụng, gây lãng phí, trong đó, một phần bị rửa trôi hoặc thấm sâu gây ô nhiễm nguồn nước. Việc dư thừa đạm, lân trong nước uống hoặc thức ăn đều có tác hại đối với sức khỏe con người.

Thừa đạm gây giảm hemoglobin trong máu gây hội chứng da xanh ở trẻ em và tăng nguy cơ gây ung thư; trong khi đó, thừa phospho sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, gây nguy cơ loãng xương.

Vì vậy, hiện nay trên địa bàn xã đang phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững theo hướng phân vi sinh, Phân bón hữu cơ:  Hiệu quả, thân thiện với môi trường. Trước đây chi phí đầu tư phân bón hóa học, vật tư nông nghiệp cho 1 ha tiêu hết khoảng 100 triệu. Ngày nay với việc sử dụng phân vi sinh từ chế phẩm sinh học từ đậu nành thì chi phí giảm hơn 50 phần trăm so với sử dụng phân hóa học để bón cho cây trồng.

Ngày 28/04/2023 UBND xã Suối Cao phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân lộc, Sở NN &PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức lớp tập huấn về việc tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ năm 2023, tuyên truyền, triển khai Quyết định số số 2867/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; hướng dẫn thu gom, xử lý phụ phẩm cây trồng; giới thiệu về Tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh đến các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tại hội trường UBND xã Suối cao có 50 nông dân tham dự.

thuy3.png
Tại buổi tập huấn Sở NN&PTNT đã giới thiệu quy trình  ủ phân vi sinh từ hạt đậu nành: sử dụng 4 gói ezim với 20kg rỉ mật đậm đặc,1 tạ đậu nành (chi phí khoảng 1,8 triệu đồng) dùng để tưới cho 1 ha tiêu. Khi ngâm 1 tạ đó với 500lit nước trong vòng 3 tháng thì sẽ cho ra sản phẩm là 500lit nước.

thuy1.png
​So với trước đây ủ các loại khác thì có mùi đặc trưng, còn hiện nay sử dụng chế phẩm này thì lại thơm hơn hẳn, 1 năm tưới khoảng 3-4 lần như vậy.

+ ưu điểm của phương pháp này:  đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản sạch, khi sử dụng chế phẩm này thì hạt tiêu sẽ bóng bẩy, đẹp và dịch bệnh ít hơn so với sử dụng phân, thuốc hóa học. Đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
 

 
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.