Địa bàn xã có tỷ lệ sử
dụng điện thoại thông minh khá cao nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin còn
hạn chế. Hơn nữa, đa số người dân khi giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đều
có tâm lý muốn “đến tận nơi”, không muốn sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Vì
vậy, UBND xã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt việc
cung ứng dịch vụ công từ mức độ 1 đến mức độ 4 và xem đây là một trong những
giải pháp quan trọng nhằm thực hiện cải cách hành chính.
Trong đó, xã đẩy mạnh
tuyên truyền người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến với nhiều hình thức,
chỉ đạo cán bộ, công chức hướng dẫn, hỗ trợ người dân tạo tài khoản trên Cổng
Dịch vụ công và các bước thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Nhờ đó, từ khi
triển khai (cuối năm 2021) đến nay, xã đã tiếp nhận 1.260 hồ sơ, trong đó có
860 hồ sơ trực tuyến, đạt 68,2%. Cho thấy các giải pháp xã triển khai thực hiện
nhằm cải cách TTHC đang đi đúng hướng, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên
môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử
lý hồ sơ TTHC được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đẩy
mạnh cải cách hành chính tại địa phương.
Đến làm thủ tục tại
UBND xã, ông Nguyễn Tâm Trung, ấp Sa Bình nhanh chóng được hướng dẫn thực hiện
các thủ tục và được thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn cài đặt phần
mềm sổ sức khỏe điện tử và ứng dụng khám chữa bệnh từ xa.
Ông Trung cho biết:
gần đây đến xã thực hiện các TTHC tôi thấy tiện lợi và nhanh hơn trước nhiều.
Tôi lớn tuổi, được hướng dẫn cài đặt các ứng dụng trên điện thoại, có vài ứng
dụng thực hiện được nhưng một số cũng nhờ con cháu làm giúp. Tuy chưa thành
thạo các ứng dụng nhưng tôi thấy chuyển đổi số giúp tiện lợi nhiều mặt trong
công việc cũng như cuộc sống.
Kết quả đạt được khả
quan, tuy nhiên, vẫn còn một vài khó khăn nhất định do phần lớn người dân
đến làm TTHC tại UBND xã là lao động nông thôn, lớn tuổi, trình độ công nghệ
thông tin còn hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp cận máy vi tính, điện thoại
thông minh, còn e dè ngại tiếp cận dịch vụ công trực tuyến. Số khác có tâm lý
lo ngại, mất an toàn thông tin mạng khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến nên vẫn
muốn trực tiếp đến nộp hồ sơ. Vì vậy, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến bằng
nhiều hình thức, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm người đứng đầu của
cán bộ, công chức về vai trò, ý nghĩa và nội dung của công tác thực hiện dịch
vụ công trực tuyến. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến,
góp phần thực hiện hiệu quả công việc.
Đồng chí Lê Hồng Thái
cho biết thêm, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, xã phát huy vai trò Tổ công nghệ số
cộng đồng ở 12 ấp (05 - 09 thành viên/tổ) nhằm hỗ trợ người dân ứng dụng những
tiến bộ của công nghệ thông tin trong thực hiện các TTHC, hướng đến chuyển đổi
số trong các hoạt động của đời sống xã hội.
Nhằm tiếp tục ứng dụng
hiệu quả chuyển đổi số vào thực hiện cải cách hành chính, sắp tới, UBND xã Sông
Nhạn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến, tổ chức các buổi
hướng dẫn, tập huấn về dịch vụ công trực tuyến, chuyển đổi số. Tùy điều kiện có
thể phân công công chức, xây dựng lực lượng đoàn viên xung kích hướng dẫn người
dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào các ngày làm việc tại trụ sở UBND xã.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng
trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khai thác các nền tảng số trong chuyển đổi
số, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân trên Cổng Dịch vụ công.